YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập Bài 10 - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài soạn Ôn tập Bài 10 giúp các em kiểm tra mức độ hiểu biết của bản thân sau khi học Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Thơ). Ngoài ra, bài soạn còn giúp giải quyết các dạng bài tập từ 1 đến 6 trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết. Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập Bài 10 - CTST để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu tiết học tại lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức các văn bản đã học

Thơ và sự thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ:

- Thơ được sáng tác nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước những khoảnh khắc của đời sống. Đọc thơ trước hết là tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ những tình cảm, cảm xúc ấy qua ngôn ngữ thơ. 

- Ngôn ngữ thơ có khả năng truyền cảm, lan tỏa tình cảm cảm xúc nhờ được tổ chức mọt cách đặc biệt, độc đáo thể hiện qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, các biện pháp tu từ, ...

1.2. Ôn lại cách viết đoạn văn tóm tắt văn bản

1.2.1. Kiểu bài

- Bài văn biểu cảm về con người là kiểu văn bản có mục đích trình bày cảm xúc của người viết về một đối tượng.

1.2.2. Yêu cầu

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.

- Sử dụng ngôi thứ nhất

- Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.

- Bố cục bài viết gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.

+ Thân bài: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người cần biểu lộ cảm xúc suy nghĩ, tính cách gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc cần biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn ra của sự việc.

+ Kết bài: khẳng định lại tình cảm và rút ra bài học cho bản thân.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Em đã học ba bài thơ Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu học tập sau: 

Văn bản

Nét độc đáo

Đợi mẹ

Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

Mẹ

Từ ngữ

 

 

 

Hình ảnh

 

 

 

Vần nhịp

 

 

 

Biện pháp tu từ

 

 

 

 

Trả lời:

Văn bản

Nét độc đáo

Đợi mẹ

Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

Mẹ

Từ ngữ

Cô đọng cảm xúc

Giàu hình ảnh

Giàu cảm xúc, ngắn gọn

Hình ảnh

Phong phú

Đa dạng, gần gũi

Linh hoạt, giàu gợi cảm

Vần nhịp

Vần nhịp rõ ràng

Có vần nhịp

Có vần nhịp

Biện pháp tu từ

Đa dạng từ so sánh, nhân hóa

Nhiều biện pháp tu từ

Sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ

Điểm chung:

- Các bài đều có từ ngữ giàu hình ảnh, diễn đạt.

- Hình ảnh đa dạng phong phú.

- Vần, nhịp rõ ràng.

- Sử dụng da dạng nhiều biện pháp tu từ.

Câu 2: Qua việc học các bài thơ trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi đọc thể loại này?

Trả lời:

- Khi đọc thể loại thơ này, chúng ta cần sử dụng liên tưởng, tưởng tượng và cảm xúc.

- Thể loại thơ thường sử dụng các hình ảnh giàu ý nghĩa nên cần có cái nhìn đa đạng để tiếp thu được ý nghãi hình ảnh.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau: 

Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp

Theo những con tàu cập bến các vì sao

Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

Biết bay bay rồi, ta lại muốn bay cao

(Xuân Quỳnh, Khát vọng

a. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn thơ trên

b. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau không

Trả lời:

a. Bay 1 và bay 2: sự lan tỏa, nổi tiếng, rộng khắp nơi

Bay 3: phát triển.

b. Nghĩa các từ bay có liên quan tới nhau khi cùng nói đến sự phát triển hơn nữa.

Câu 4: Hoàn chỉnh sơ đồ sau về đặc điểm của bài văn biểu cảm

Trả lời:

Đặc điểm 2: Nhất quán về cảm xúc.

Đặc điểm 3: Từ ngữ giàu, hình ảnh đa dạng.

Đặc điểm 4: Đa dạng các biện pháp tu từ.

Câu 5: Qua bài học, em rút ra kinh nghiệm gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

Trả lời:

- Khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần quan sát và sử dụng đa dạng nhiều thao tác để việc trình bày được cụ thể, chi tiết và thuyết phục.

- Khi làm bài cần chú ý thực hiện các bước để đạt được kết quả tốt nhất.

Câu 6: Ba tác phẩm Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ và đoạn trích Lời trái tim đều nói về những cung bậc cảm xúc khác nhau, những “tiếng nói” của “trái tim”. Những điều em đọc được từ các văn bản này gợi cho em những suy nghĩ gì về cách lắng nghe trái tim mình? Theo em, vì sao chúng ta cần lắng nghe trái tim mình?

Trả lời:

Lắng nghe trái tim mình là điều quan trọng, trau dồi cảm xúc tâm hồn. Vì có những niềm đau đã giấu kín trong lòng thì không thể dễ dàng nói ra nếu người nghe không biểu lộ được sự rung cảm chân thành từ trái tim. Cho nên, phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu được những kẻ khác.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 10. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết bài văn cảm nghĩ về mẹ của em.

Trả lời:

Bài văn mẫu số 1:

“Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)

Trong gia đình tôi bố là người nghiêm khắc, luôn hướng tôi theo những chuẩn mực nhất định, còn mẹ thì lại là người phụ nữ dịu dàng, mềm dẻo biết tính toán, chăm lo cho gia đình chu đáo hết mực. Trong lòng tôi mẹ luôn là người phụ nữ vĩ đại nhất, mạnh mẽ nhất và yêu thương tôi nhất trên đời. 

Năm nay mẹ tôi đã gần 40 tuổi, đã bước qua hơn nửa đời người, cuộc đời của mẹ tôi vất vả, năm tháng đã mài mòn đi nhan sắc, vóc dáng của mẹ nhưng những vẻ đẹp từ tận sâu trong tâm hồn của mẹ vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi vẫn còn nhớ mãi dáng vẻ mẹ ngày trẻ, từ một tấm ảnh cũ mẹ chụp cách đây hơn 20 năm. Thuở ấy mẹ tôi là một cô gái đẹp, có nhan sắc, tôi cũng nhận ra điều đó khi nghe bố nhắc về chuyện ngày xưa phải vượt qua bao nhiêu tình địch để rước mẹ tôi về làm vợ bố. Thế nhưng làn da trắng hồng, vòng eo thon thả ngày xưa nay đã thay bằng làn da phong sương cháy nắng, vòng hông của mẹ cũng trở mập mạp, ngay cả mái tóc dài suôn mượt cũng bị mẹ cắt đi để cho tiện chăm sóc con cái, làm lụng. Khóe mắt của mẹ theo năm tháng cũng hằn đều những nếp nhăn mảnh, đôi bàn tay khi xưa vốn mềm mại, nõn nà nay cũng trở nên sần sùi thô ráp. Thế nhưng có những điều mãi không bao giờ thay đổi ấy là ánh mắt hiền từ, dịu dàng cùng với nụ cười xinh đẹp, xen chút ngại ngùng từ thuở đôi mươi. Có đôi lúc, tôi thấy mẹ lặng lẽ xem lại những tấm ảnh ngày trẻ, tôi lại thấy thương mẹ thật nhiều, tôi hay hỏi mẹ rằng mẹ có nuối tiếc tuổi thanh xuân đã phải hy sinh quá nhiều cho gia đình, phải lam lũ cực khổ vì chúng tôi mà không được sống cho bản thân không? Mẹ tôi cười cười rồi lắc đầu nói với tôi rằng: “Con người ai cũng sẽ phải già đi, không ai níu giữ được tuổi xuân mãi, mẹ chỉ cần biết rằng đã từng có lúc mẹ rực rỡ như thế. Quan trọng nhất là mẹ đã phấn đấu và nỗ lực hết mình vì gia đình, vì các con, mai sau các con khôn lớn, thì đó chính là thành công của cuộc đời mẹ rồi, chẳng có gì phải nuối tiếc”. Nghe những lời thấm thía của mẹ tôi lại càng thấy thương và kính trọng mẹ thật nhiều. Nhớ về những ngày thơ bé, vì nhà túng thiếu, mẹ phải gánh từng gánh rau đem đi bán, đôi quang gánh nặng trĩu đè nặng trên đôi vai vai gầy, đôi chân của mẹ đã đi mòn hết cả những con đường mà tôi biết. Giờ nghĩ lại lúc ấy mẹ thật sự quá đỗi vất vả, còn tôi chỉ biết mong những cái bánh rán, cái kẹo mút mẹ mang về, cái mùi vị ấy in sâu trong ký ức có lẽ cũng bởi vì nó đến từ những giọt mồ hôi vất vả của mẹ. Lại nhớ, những ngày tôi vào lớp 1, mẹ tự tay bọc từng cuốn vở, viết nắn nót từng cái nhãn tên cho tôi, thậm chí lặn lội đi mượn cả cái bàn ủi than về để ủi cho tôi bộ quần áo đi học. Rồi mẹ cũng trở thành người giáo viên thứ hai của tôi, trên lớp có cô giảng về nhà tôi lại được mẹ cầm tay dạy viết từng chữ a, b, c,... cùng tôi tập đếm, cùng tôi làm toán. Phải nói rằng, nét chữ của tôi được mềm mại và đẹp như hôm nay tất cả chính là nhờ công mẹ bao ngày uốn nắn.

Viết về mẹ có lẽ cả trăm ngàn lời cũng chẳng bao giờ nói cho hết, đối với tôi mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất thế gian, sự dịu dàng, ân cần, chu đáo của mẹ đã cho tôi một tuổi thơ tươi đẹp, cho tôi một nền tảng cuộc đời vững chắc, chắp cánh cho tôi vào đời, tặng cho tôi một tương lai tươi sáng.

Bài văn mẫu số 2:

 "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời còn"

Trên đời này, có lẽ chẳng còn có điều gì hạnh phúc và sũng sướng bằng việc được ở bên cạnh những người mà chúng ta hết mực yêu thương, đặc biệt là được sống bên cha, bên mẹ mỗi ngày. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, ôm ấp cho ta từng lời ru điệu hát ngọt ngào nâng bước ta vào đời, thế nên trong trái tim của tôi mẹ luôn có một vị trí vô cùng đặc biệt và thiêng liêng. 

Mẹ tôi đã 40 tuổi, không còn là cái tuổi xuân sắc, xinh đẹp nữa, bởi mẹ đã hy sinh hết cho chúng tôi rồi. Đôi tay mẹ chai sần thô ráp, thế nhưng khi bàn tay mẹ nắm tay tôi, hay ôm tôi vào lòng lại ấm áp hơn tất thảy, đôi mắt của mẹ gần đây đã xuất hiện rất nhiều nếp nhăn, nhưng ánh mắt hiền từ và nhân hậu ấy vẫn chẳng thay đổi qua bao nhiêu năm tháng. Dáng người mẹ hơi thấp, có chút mập mạp nhưng đối với tôi đó là dáng người hoàn mỹ nhất, bởi nó chứa đựng trong đó biết bao nhiêu sự hy sinh, bao nhiêu đắng cay gian khổ của cuộc đời. Nước da của mẹ có thể không trắng, nhưng nó lại đẹp lạ kỳ, đẹp bởi những ngày mưa nắng dãi dầu trên đồng ruộng, bán lưng cho đất bán mặt cho trời để nuôi chị em tôi khôn lớn. Bấy nhiêu cay đắng, tảo tần ấy quả thật dù có đi hết kiếp tôi cũng chẳng bao giờ hoàn trả lại cho mẹ được, bởi sự hy sinh ấy to lớn và thiêng liêng quá. Còn nhớ mãi những ngày tôi 4 tuổi, còn em gái tôi hai tuổi, thuở ấy bố mẹ tôi mới đi vào nam lập nghiệp, cuộc sống bấp bênh và khổ cực vô cùng, thế nên bố mẹ đã tạm gửi chị em tôi về Bắc cho ông bà nội chăm hộ. Vì còn quá nhỏ và không hợp khí hậu, nên chúng tôi bệnh tật liên miên, đặc biệt là em tôi, nó cứ gầy đét, rồi bị hết bệnh này đến bệnh khác. Vì xót chúng tôi xa cha mẹ, lại ốm đau nhiều, nên mới hơn một năm bố mẹ tôi đã vội khăn gói về quê để đón chúng tôi vào nam lại. Tôi vẫn nhớ mãi ngày ấy, khi nhìn thấy bố mẹ về đến cổng nhà ông nội, cô chú cứ bảo chị em tôi ra đón bố mẹ, nhưng chúng tôi thì do xa cha mẹ lâu quá nên cứ đứng nép sau chân bà nội không chịu ra đón. Chẳng biết ai đã nói câu rằng: “Chắc chúng nó quên cả bố mẹ rồi”, khiến bố tôi lặng cả đi, còn mẹ tôi thì bật khóc nức nở, cô chú phải an ủi mãi, từ đó trở đi mẹ chẳng bao giờ còn nghĩ sẽ xa chúng tôi nữa dù cuộc sống có khó khăn đến thế nào. Nghĩ lại đến giờ, tôi bỗng thấy vừa có lỗi, vừa xót xa, có nỗi đau, sự tổn thương nào bằng việc con cái quên đi cả người làm mẹ. Rồi tôi nhớ lúc 6, 7 tuổi, vào những ngày mưa dầm, bão bấc mẹ vẫn lặn lội cõng tôi ra trạm xá, để tiêm vắc-xin phòng bệnh, thậm chí có những lần mẹ còn dùng đôi quang gánh vẫn thường gánh rau đi bán, gánh chúng tôi đi. Một bờ vai nhỏ bé, nhưng gánh cả hai cuộc đời, nghĩ cũng đủ để hiểu có bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn. Thế nhưng tôi chưa từng thấy mẹ oán trách, than thở bao giờ, mặc cho những cơn đau lưng hành hạ, những cơn đau đầu hoành hành, mẹ cũng chỉ yên lặng chịu đựng vì không muốn chúng tôi lo lắng.

Ôi, thế gian này quả thật chẳng có ai hy sinh nhiều như mẹ, lấy chồng rồi, mẹ mất tất cả chỉ được lời mỗi mấy đứa con thơ dại. Con là tất cả của mẹ, mẹ chấp nhận đánh đổi cả cuộc đời, để cho con một tương lai tươi đẹp mà không hề tiếc nuối. Càng nghĩ tôi lại càng thương mẹ biết bao nhiêu.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF