YOMEDIA
NONE

Soạn bài Liệt kê - Ngữ văn 7

Qua bài soạn Liệt kê gợi ý cho các em giải các bài tập trong sách giáo khoa, bên cạnh đó rèn cho các em kĩ năng làm bài tập và hiểu rõ hơn về liệt kê và các kiểu liệt kê.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sấc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
  • Xét về cấu tạo, có liệt kê theo từng cặp với liệt kê không theo từng cặp.
  • Xét về ý nghĩa có kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.

2. Soạn bài Liệt kê

Câu 1. Chỉ ra phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh và nhận xét về tác dụng của nó.

  • Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc:
  • Sức mạnh của tinh thần yêu nước: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
  • Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,….
  • Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp Từ các cụ già... đến các cháu nhi đồng, từ những kiều bào... đến những đồng bào..., từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi... Từ những chiến sĩ... đến những công chức... từ những phụ nữ... đến các bà mẹ. Từ những nam nữ công nhân và nông dân... đến những đồng bào điền chủ...

Câu 2. Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích dưới đây:

a) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!

(Nguyễn Ái Quốc)

  • Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm

  • Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập

b.

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!

(Tố Hữu)

  • Đoạn thơ của Tố Hữu có sử dụng một lần phép liệt kê:
    • Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Câu 3.  Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.

a. Có thể dùng liệt kê để tả cảnh náo động của các hoạt động khác nhau trên sân trường.

  • Trong giờ ra chơi, trên sân trường các bạn chơi nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền, đánh bi, chơi cầu lông... Tất cả hoà vào nhau thật đông vui, náo nhiệt.

b. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

  • Băng khả năng tưởng tượng và hư cấu, kết hợp với giọng văn hóm hỉnh và sắc sảo, văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã xây dựng được hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau. Va-ren dôi trá, lố bịch, đạo đức giả, mị dân, đại diện cho lực lượng phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bâ't khuất, xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam.

c) Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để nói lên cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

  • Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã đê lại cho em lòng kính trọng và cảm phục sâu sắc tới nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Ông xứng đáng là vị anh hùng, đấng xả thân, vị thiên sứ vì độc lập của dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra, để nắm vững kiến thức hơn, các em tham khảo thêm bài giảng Liệt kê và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.

3. Hỏi đáp về bài Liệt kê

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON