Qua bài soạn giúp các em biết cách tìm hiểu đề, viết dàn ý và làm bài văn biểu cảm qua việc tìm hiểu và phân tích một số đề văn tiêu biểu trong SGK.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định
- Đối tượng biểu cảm
- Tình cảm cần thể hiện.
→ Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này.
- Các bước làm bài văn biểu cảm
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- lập dàn bài
- viết bài
- Kiểm tra và sửa bài.
- Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
- Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm.
2. Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
2.1. Đề văn biểu cảm
STT |
Đề văn biểu cảm |
Đối tượng biểu cảm |
Tình cảm cần thể hiện |
1 |
Cảm nghĩ về dòng sông |
Dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) quê hương |
Sự yêu quý của em với dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) đó. ⇒ Yêu, nhớ |
2 |
Cảm nghĩ về đêm trung thu |
Đêm trăng trung thu |
Tình cảm yêu thích chân thực của bản thân ⇒ Thích, yêu |
3 |
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ |
Nụ cười của mẹ |
Tình yêu thương tôn kính với mẹ ⇒ Nâng đỡ, ấm lòng |
4 |
Vui buồn tuổi thơ |
Kỉ niệm tuổi thơ |
Sự hoài niệm về quá khứ ⇒ Vui, buồn |
5 |
Loài cây em yêu |
Loài cây bất kì |
Sự yêu thích chăm sóc của em ⇒ Yêu |
2.2. Cách làm một bài văn biểu cảm
Cho đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
Câu 1. Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy.
- Đối tượng: nụ cười, niềm vui, niềm hạnh phúc của mẹ.
- Yêu cầu của đề: phát biểu cảm nghĩ.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Hình dung về nụ cười cười của mẹ
- Nụ cười yêu thương khích lệ của mẹ trước mỗi việc làm tốt của em
- Nụ cười động viên, an ủi của mẹ khi em gặp nỗi buồn trong cuộc sống
- Tình cảm của em với nụ cười của mẹ nói riêng và với mẹ nói chung.
- Không phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười.
- Khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy buồn, trống trải và nhớ mẹ
- Bản thân em phải luôn chăm ngoan và học giỏi để luôn thấy nụ cười của mẹ.
b. Lập dàn bài
- Mở bài : Nêu cảm xúc chung đối với nụ cười của mẹ, nụ cười ấm lòng.
- Thân bài
- Vài nét về mẹ
- Tuổi, sức khỏe.
- Đảm đang, tháo vát.
- Tính tình hiền hòa, dễ mến.
- Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
- Nụ cười vui,thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ.
- Làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ
- Kết bài: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
- Vài nét về mẹ
c. Viết bài
- Có thể dựa vào dàn ý trên để viết các đoạn văn.
d. Đọc và sửa chữa
Câu 2. Sau khi viết xong có cần đọc và sửa chữa không? Vì sao?
- Đọc và sửa chữa là công đoạn rất cần thiết khi làm văn vì thông qua đó giúp ta phát hiện các lỗi khi diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu và sửa chữa kịp thời.
- Điều đó sẽ đem lại cho bài văn đạt kết quả cao.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm để củng cố nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Đọc bài Tản văn của Mai Văn Tạo (SGK, tr 89) và trả lời câu hỏi.
a) Bài văn biểu đạt tình cảm gì, hướng tới đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề thích hợp.
b) Hãy nêu dàn ý của bài.
c) Hãy chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn.
Gợi ý làm bài
a.
- Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu.
- Có thể tham khảo các nhan đề và đề bài sau
- Nhan đề
- "Quê mẹ An Giang"
- "An Giang của tôi".
- "An Giang trong trái tim tôi"
- "An Giang quê hương tôi"
- Đề văn
- Cảm nghĩ về quê hương An Giang.
- Cảm nghĩ về quê hương yêu dấu
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của quê hương An Giang
- Nhan đề
b. Dàn ý của bài văn
- Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.
- Thân bài
- Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:
- Những kỉ niệm tuổi thơ.
- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.
- Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:
- Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).
c. Phương thức biểu cảm trong bài văn
- Là việc bộc lộ tình cảm trực tiếp qua những câu văn, lời văn bộc lộ cảm xúc đa diện, nồng hậu, tha thiết và dạt dào
- Ví dụ
- Câu
- "Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức..."
- "Tôi da diết mong gặp lại."
- "Tôi thèm được."
- "Tôi tha thiết muốn biết"
- "Tôi muốn tìm lại"
- Đặc biệt thể hiện ở câu cuối: ”Ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công"
- Lập lại các từ (điệp khúc)
- "Tôi yêu"
- "Tôi nhớ"
- "Tôi thèm"
- "Tôi muốn"
- "Tôi tha thiết"
- Câu
- Ví dụ
4. Hỏi đáp về bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.