Qua bài soạn Dấu gạch ngang giúp các em nắm được công dụng của dấu gạch ngang và cách phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. Rèn kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản và đặt câu dấu gạch ngang. Bài soạn gợi ý cho các em giải bài tập trong sách giáo khoa dễ dàng hơn.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Dấu chấm gạch ngang được dùng để:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
- Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
2. Soạn bài Dấu gạch ngang
Câu 1. Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu gạch ngang có công dụng gì?
a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
(Vũ Bằng)
- Dấu gạch ngang trong ý a có tác dụng: đánh dấu bộ phận chú giải
b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó – rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên đôi chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
(Nguyễn Ái Quốc)
- Dấu gạch ngang trong ý b có tác dụng: đánh dấu bộ phận chú giải
c) – Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – Một chú bé con thầm thì.
– Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra.
(Nguyễn Ái Quốc)
- Dấu gạch ngang trong ý c có tác dụng: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận chú giải
d) Tàu đi Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.
- Dấu gạch ngang trong ý d có tác dụng: nối các bộ phận thành cặp
e) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.
- Dấu gạch ngang trong ý e có tác dụng: nối các bộ phận thành cặp
Câu 2. Các dấu gạch nối trong các ví dụ dưới đây dùng để làm gì?
– Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệch từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren...
(An-phông-xơ Đô-đê)
- Dấu gạch ngang đánh dấu ranh giới giữa các tiếng phiên âm tên nước ngoài.
Câu 3. Đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang:
a) Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.
b) Nói về một cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.
- a) Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu nhà Thiện Sĩ – một gia đình địa chủ.
- b) Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, tôi ngồi cùng với Minh Hải – một học sinh của Cà Mau.
Ngoài ra, để nắm vững kiến thức hơn, các em tham khảo thêm bài giảng Dấu gạch ngang và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
3. Hỏi đáp về bài Dấu gạch ngang
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.