Qua bài soạn Cách lập ý của bài văn biểu cảm các em nắm được cách lập ý đa dạng và những cách lập ý thường gặp của văn biểu cảm. Ngoài ra bài soạn gợi ý cho các em hướng dẫn làm bài tập trong sách giáo khoa, chúc các em làm bài tốt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Để tạo ý cho bài văn biểu cảm khơi nguồn cho mạch cảm xúc người viết có thể hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai và tưởng tượng tình huống gợi cảm, quan sát, suy nghĩ.
- Tình cảm trong bài phải chân thật. Như vậy bài văn mang được sự đồng cảm và mức độ tin cậy cao.
2. Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm
Câu 1. Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề sau:
a. Cảm xúc về vườn nhà
b. Cảm xúc về con vật nuôi
c. Cảm xúc về người thân
d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
Đề a.
- Mở bài:
- Giới thiệu khu vườn.
- Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà.
- Thân bài.
- Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên?
- Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.
- Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.
- Vườn và cây trái suốt bốn mùa.
- Kết bài:
- Cảm xúc về vườn nhà.
Đề b.
- Mở bài:
- Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
- Thân bài:
- Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
- Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
- Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
- Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
- Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó?
- Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?
- Kết bài:
- Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
- Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình
Đề c.
- Mở bài:
- Giới thiệu người thân là ai?
- Nêu những ấn tượng của em về người thân
- Thân bài:
- Miêu tả vài nét tiêu biểu của người thân bộc lộ suy nghĩ của em.
- Nhắc lại vài đặc điểm, phẩm chất của người thân.
- Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy.
- Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ giữa em và người thân.
- Kết bài:
- Nêu ấn tượng và cảm xúc của em về người thân.
Đề d.
- Mở bài:
- Giới thiệu về ngôi trường: ở đâu, tên gọi, em học ở đó lúc nào?
- Tình cảm đối với ngôi trường.
- Thân bài:
- Sơ lược tiểu sử ngôi trường: có từ bao giờ, tên gọi.
- Miêu tả ngôi trường: dãy lầu, phòng học, cây cối xung quanh.
- Công việc chăm sóc và bảo vệ ngôi trường.
- Kết bài.
- Cảm xúc về ngôi trường
- Lời tự hóa của bản thân với ngôi trường.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cách lập ý của bài văn biểu cảm để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hỏi đáp về bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.