YOMEDIA
NONE

Mạch lạc trong văn bản - Ngữ văn 7


Qua bài giảng mạch lạc trong văn bản giúp các em hiểu được tính mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản. Bên cạnh đó, bài học rèn cho các em kĩ năng nói, viết mạch lạc. Hy vọng bài giảng giúp quý thầy cô và các em có thêm những tiết học sôi động, hấp dẫn và hiệu quả hơn tại lớp.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Mạch lạc trong văn bản

  • Khái niệm: Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối các câu, các đoạn, các ý trong văn bản một theo một trình tự hợp lý

→ Văn bản rất cần sự mạch lạc

1.2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

  • Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản
    • Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài
    • Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản xoay quanh một chủ đề thống nhất.
    • Các phần, các đoạn, các câu được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người tiếp nhận.

1.3. Ghi nhớ (SGK/ 32)

  • Văn bản cần phải mạch lạc
  • Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản:
    • ​Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
    • Các phần, các đoạn, các câu được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe). 

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài: Tìm tính mạch lạc trong văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan.

Gợi ý làm bài

1. Chủ đề chung và xuyên suốt toàn bộ văn bản

  • Chủ đề: Tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha, sâu nặng và niềm tin yêu bao la của người mẹ hiền đối với đứa con, đồng thời nói lên vai trò to lớn của nhà trường đối với tuổi thơ, đối với mỗi con người.
  • Nội dung từng đoạn xoay quanh chủ đề
    • Đoạn 1. Từ đầu..."ngày đầu năm học":Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.
    • Đoạn 2. Còn lại: Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ.
  • Sự việc chính trong truyện là đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con. Các sự việc khác đều tập trung phục vụ cho việc thể hiện sự việc đó.
  • Nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là hai mẹ con.

2. Giữa các phần được tiếp nối theo một trình tự hợp lý

  • Hành động của con trước ngày khai trường
  • Hành động và tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường của con.
  • Người mẹ nhớ lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của bản thân
  • Từ nền giáo dục của Nhật Bản, người mẹ liên hệ tới nền giáo dục của Việt Nam và nêu vai trò của nhà trường đối với giới trẻ. Từ đó khích lệ con đến trường.

→ Nội dung văn bản và trình tự giữa các phần nhất quán và rõ ràng

⇒ Làm cho văn bản có tính mạch lạc

3. Soạn bài Mạch lạc trong văn bản

Để hiểu được tính mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản, các em có thể tham khảo bài soạn Mạch lạc trong văn bản.

4. Hỏi đáp Bài Mạch lạc trong văn bản

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF