YOMEDIA
NONE

Hoạt động ngữ văn - Ngữ văn 7


Qua bài học, giúp các em hiểu được yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận. Các em cần đọc rõ ràng, đúng chính tả, chỗ thể hiện tình cảm cần nhấn giọng. Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng. Bên cạnh đó còn rèn luyện cho các em các kĩ năng xác định được giọng đọc văn nghị luận của toàn bộ văn bản cũng như xác định được ngữ điệu cần có ở những câu văn nghị luận cụ thể trong văn bản. Bài học còn giúp giáo dục ý thức tự đọc cho các em.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN

1.1. Các văn bản nghị luận

  • Văn bản 1: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh.
  • Văn bản 2: "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" của Đặng Thai Mai.
  • Văn bản 3: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" của Phạm Văn Đồng.
  • Văn bản 4: "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh.

a. Những điều cần lưu ý khi đọc văn nghị luận

  • Đọc đúng
    • Đọc đúng là phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.
  • Đọc diễn cảm văn nghị luận
    • Đọc diễn cảm trong văn nghị luận là thể hiện rõ, làm nổi bật các câu luận điểm, tư tưởng, tình cảm gây chú ý, các câu dẫn chứng.
    • Làm nổi bật giọng điệu riêng của từng văn bản.

b. Hướng dẫn tổ chức đọc

Văn bản 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

  • Giọng chung toàn bài: Hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
    • Phần 1:
      • Hai câu đầu. Nhấn mạnh các từ ngữ: "nồng nàn" → Giọng đọc khẳng định, chắc nịch.
      • Câu 3.
        • Giọng mạnh, nhanh dần.
        • Các câu cuối giọng chậm lại, nhỏ hơn, lưu ý các điệp ngữ đảo: "Dân tộc anh hùng""anh hùng dân tộc".
    • Phần 2: Đọc liền mạch, tốc độ nhanh hơn phần 1 một chút.
      •  Nhấn mạnh câu: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”
      •  Câu cuối đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”  cần đọc nhấn giọng các từ "khác nhau", "giống nhau" để tỏ ý sơ kết, khái quát.
    • Đoạn kết bài: Giọng chậm hơn, nhấn mạnh các từ “cũng như, nhưng”. Hai câu cuối đoạn giọng giảng giải, khúc chiết.

Văn bản 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

  • Giọng toàn bài: Đọc chậm rãi, điềm đạm, tình cảm, tự hào.
    • Đoạn 1: Hai câu đầu đọc chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ: "tự hào", "tin tưởng".
    • Đoạn 2: Nhấn điệp từ "tiếng Việt" và ngữ mang tính chất giảng giải: “nói thế cũng có nghĩa là nói rằng”.
    • Đoạn 3: Đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng: "chất nhạc", "tiếng hay".
    • Đoạn 4: Đọc giọng khẳng định, vững chắc.

Văn bản 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ

  • Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!)
    • Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: "Sự nhất quán", "lay trời chuyển đất".
    • Câu 2:
      • Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: "Rất lạ lùng", "rất kì diệu".
      • Nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ: "Trong sáng", "thanh bạch", "tuyệt đẹp".
    • Đoạn  3 - 4 : Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ: "càng", "thực sự văn minh".
    • Đoạn cuối:
      • Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ.
      • Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.

Văn bản 4: Ý nghĩa văn chương

  • Giọng đọc toàn bài: Chậm, trữ tình giản dị, tình cảm lắng và thấm thía.
    • Đoạn 1
      • Hai câu đầu: Giọng kể chuyện lâm li, buồn thương.
      • Câu 3: Giọng tỉnh táo, khái quát.
    • Đoạn 2: Gợi lòng vị tha. Giọng tâm tình, thủ thỉ như lời trò chuyện.
    • Đoạn còn lại: Tiếp tục giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2.
      • Lưu ý: Câu cuối cùng, giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em hãy nhớ và đọc (chép) lại những câu ca dao (câu hát) về tình yêu quê hương, đất nước?

"Cần Thơ gạo trắng nước trong,

Ai đi đến đó lòng không muốn về".

 

"Cà Mau hãy đến mà coi,

Muỗi kêu như sáo thổi,

Đỉa lội lềnh tựa bánh canh".

 

"Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em".

 

"Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò,

Để em qua lại mua cò gởi thơ.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay."

 

"Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành."

 

"Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em."

 

"Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em."

 

"Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò."

 

"Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô".

 

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười"

 

"Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,

Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,

Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,

Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng,

Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan..."

 

"Lênh đênh ba mũi thuyền kề,

Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu."

 

"Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng."

Bài tập 2: Em hãy chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

  • Nêu ý kiến của mình về Tiếng Việt.
  • Tóm gọn lại ý "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt".

2. Thân bài

  • Bài văn này có 2 luận điểm chính
    • Luận điểm 1: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
      • Bạn có thể nêu sơ qua về nguồn gốc của Tiếng Việt trước đây có mượn những từ Hán, nhưng Tiếng Việt của ta không hoàn toàn phụ thuộc vào Tiếng Hán mà ngược lại, chính tiếng Hán lại bổ sung, hỗ trợ cho sự giàu có của Tiếng Việt.
        • Ví dụ những tiếng Hán bạn biết như y phục = quần áo, nhưng 1 số trường hợp 2 từ này không thể thay đổi cho nhau được → Tiếng Việt không phụ thuộc vào tiếng Hán.
      • Trích dẫn câu nói của Bác Hồ làm minh chứng : "Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc ta", bạn có thể dẫn chứng ra những tác phẩm nổi tiếng như " Thu điếu" của Nguyên Khuyến, các bài thơ hay của Huy Cận, Xuân Diệu.. với lối sử dụng từ ngữ điêu luyện làm tác phẩm trở nên hay hơn, tả được nội tâm của con người.
        • Ví dụ điển hình là bài thơ "Thu điếu", dùng cảnh tả tình cảm của mình qua những từ ngữ, âm thanh trầm buồn.
        • Bạn cũng có thể dẫn chứng những từ tuy giống nhau nhưng tùy theo trường hợp cần được sử dụng hợp lý: nước "dờn dợn" và "dờn dợn" đồng nghĩa, nhưng từ "dợn dợn" ý nghĩa nhẹ nhàng hơn, "bâng khuâng" và "băn khoăn" nhiều người hiểu lầm giống nhau, nhưng từ "bâng khuâng" là cảm xúc luyến tiếc, còn "băn khoăn" lại là nghĩ ngợi vì 1 điều gì đó.
    • Luận điểm 2: Giữ gìn vẻ đẹp của Tiếng Việt.
      • Bạn có thể nêu vấn đề: " Ngày nay, lợi dụng sự giàu có về ngữ nghĩa của Tiếng Việt, một số cá nhân đã làm mất đi sự trong sáng vốn có của Tiếng Việt."
      • Rồi khẳng định: Đây là những hành vi cần phải bị ngăn chặn.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại ý chính và nêu suy nghĩ của mình về vấn đề (có thể lấy luận điểm 2 làm những hành động cụ thể của người học sinh).

3. Soạn bài Hoạt động ngữ văn

Để hiểu được yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận, các em có thể tham khảo bài soạn Hoạt động ngữ văn.

4. Hỏi đáp Bài Hoạt động ngữ văn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON