YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập (Bài 3) - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bài soạn Ôn tập (Bài 3) thuộc chương trình mới - Chân trời sáng tạo dưới đây nhằm giúp các em nắm vững được những kiến thức đã được học về thể thơ lục bát trong Bài 3: Vẻ đẹp quê hương. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Ôn tập (Bài 3) tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại thể thơ lục bát

- Về cách gieo vần như thế nào?

- Cách ngắt nhịp có gì đặc biệt?

- Về thanh điệu có gì đáng chú ý?

1.2. Lưu ý khi làm một bài thơ lục bát

- Sáng tác thơ: "Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng" (Robert Frost, nhà thơ Mỹ). Một bài thơ hay là bài thơ:

- Yêu cầu:

+ Về nội dung.

+ Về nghệ thuật.

1.3. Yêu cầu khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ lục bát

- Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc của một bài thơ lục bát: Hình thức và nội dung.

- Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn.

+ Thân đoạn.

+ Kết đoạn.

2. Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

Câu 1. Tóm tắt nội dung của các văn bản đã học.

Trả lời:

Văn bản

Nội dung

Thể loại

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp trù phú, của những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng.

Ca dao.

Việt Nam quê hương ta

Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam.

Thơ lục bát.

Câu 2. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao sau:

Sông Tô nước chảy trong ngần

Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa

Thon thon hai mũi chèo hoa 

Lướt qua lướt lại như là bướm bay.

Trả lời:

- Về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có 4 dòng, hai dòng lục (6 tiếng) và hai dòng bát (8 tiếng). Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất (ngần – gần) . Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (xa- hoa -là). Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc trong bài thơ.

- Về ngôn ngữ: từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nận trên dòng sông Tô.

- Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá (thuyền buồm chạy gần chạy xa), so sánh (Lướt qua lướt lại như là bướm bay) khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.

Câu 3. Em hãy nêu những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát.

Trả lời:

Yếu tố

Đặc điểm

Hình thức

Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ vết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng.

Đoạn văn đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

Nội dung

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.

Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.

Câu 4. Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.

Trả lời:

- Trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì, người đọc/người nghe là những ai. Điều đó giúp em định hướng được nội dung bài viết, tăng hiệu quả giao tiếp.

- Thứ hai, cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ. Từ đó, phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.

Câu 5. Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ… Vậy hình ảnh quê hương trong tâm trí em là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn?

Trả lời:

- Với mỗi người, hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí khác nhau, Với em, quê hương là chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa, được đi thả diều trên triền đê, ăn những trái cây chín mọng trong vườn của ông bà nội thoả thích.

- Quê hương có ý nghĩa quan trọng với mỗi người bởi đó là đó là nơi chôn rau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, họ hàng để nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn của chính mình.

- Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: giữ gìn vệ sinh, không đổ rác bừa bãi, trồng thêm cây xanh, tôn tạo các công trình văn hoá như đền chùa, di tích lịch sử… Bên cạnh đó, mỗi người con của quê hương cần phấn đấu học thật giỏi và sau này quay về xây dựng, phát triển kinh tế để quê hương ngày càng giàu đẹp.

Các em có thể tham khảo bài giảng Ôn tập (Bài 3) để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy chuẩn bị một bài thực hành nói trước tập thể về vấn đề: Trình bày cảm nhận của em khi đọc một bài thơ lục bát bất kì.

Trả lời:

Chọn bài: Chuyện cổ nước mình của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ:

(1) Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi xin phép được trình bày về vấn đề… (nội dung vấn đề)

(2) Nội dung chính: Qua bài thơ "Chuyện cổ nước mình", nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã giúp người đọc có hiểu hơn về chuyện cổ. Trước hết, chuyện cổ là những câu chuyện được lưu truyền từ thời xa xưa. Chắc hẳn trong trí nhớ của chúng ta đều văng vẳng lời kể của người bà, người mẹ. Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm:

"Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì"

Chuyện cổ dưới cái nhìn của Lâm Thị Mỹ Dạ chứa đựng những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tấm lòng nhân hậu, yêu thương của con người. Hay sự thủy chung son sắc trong tình yêu. Cách sống "ở hiền gặp lành", người sống ngay thẳng, tốt bụng sẽ nhận được sự giúp đỡ của tiên phật. Đó là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. Nhiều bài học sâu sắc được nhà thơ gửi gắm qua một loạt hình ảnh độc đáo.

Đó hàng Thạch Sanh dũng cảm, trải qua nhiều kiếp nạn đã cưới được công chúa, lên làm vua. Hay cô Tấm hiền lành trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người, sống hạnh phúc bên nhà vua. Những câu chuyện cổ còn khuyên nhủ con người về cách sống. Câu thơ "Đẽo cày theo ý người ta" gợi liên tưởng đến thành ngữ "Đẽo cày giữa được" hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác. Và cuối cùng kết quả nhận được là “sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”. Thật nhiều bài học ý nghĩa gửi gắm qua chuyện cổ:

"Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm"

Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần giúp nhà thơ vững bước trên hành trình cuộc sống. Nó đã đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Có thể khẳng định rằng, bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã gửi gắm thật nhiều bài học ý nghĩa. Đây quả là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

(3) Kết thúc vấn đề: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập (Bài 3) Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF