YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 70 - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 70 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Nội dung bài giảng bao gồm lý thuyết bài học cùng ví dụ minh họa sẽ giúp các em nắm được khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ nói. Chúc các em có nhiêu kiến thức bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ nói là lời nói sử dụng trong giao tiếp hằng ngày; thể hiện thái độ, phản ứng tức thời của người nói và người nghe.

1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ nói thường có những đặc điểm cơ bản sau:

- Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.

- Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy...

- Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp.

+ Câu tỉnh lược thường được dùng để lời nói ngắn gọn.

+ Trong nhiều trường hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp).

- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ...

* Lưu ý:

- Nói và đọc (thành tiếng) một văn bản là khác nhau. Đọc (thành tiếng) bị lệ thuộc vào văn bản viết. Dù vậy, người đọc vẫn có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho phần đọc diễn cảm hơn.

- Ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng chữ viết, chẳng hạn như đoạn đối thoại của các nhân vật trong văn bản truyện, cuộc phỏng vấn trong một bài báo...

Bài tập minh họa

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Dậy đi em, dậy đi em ơi!

Dật giũ áo kẻo bọ,

Dậy phủi áo kẻo lấm!

Đầu bù anh chải cho

Tóc rối đưa anh búi hộ!”

(Truyện thơ dân tộc Thái, Tiễn dặn người yêu)

a. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?

b. Từ các ngữ liệu ở bài tập 2 và 3, hãy nhận xét về sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ.

 

Lời giải chi tiết:

a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:

- Có sử dụng ngữ điệu.

- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:

- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…

- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 70, các em cần nắm:

- Phân tích được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.

- Nhận biết được tác dụng của ngôn ngữ nói.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 70 sẽ giúp các em nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 70 Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON