YOMEDIA

Soạn văn 11 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) tóm tắt

 
NONE

Bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) tóm tắt dưới đây đã được Học247 biên soạn nhằm giúp các em nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ chung, lời nói cá nhân. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt nhé!

ATNETWORK

1. Bố cục bài học

  • Nắm được các khái niệm, định nghĩa: ngôn ngữ chung, lời nói cá nhân.
  • Các phương diện biểu hiện của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
    • Ngôn ngữ chung: Các yếu tố ngôn ngữ chung và các qui tắc chung
    • Lời nói cá nhân. Giọng nói cá nhân; vốn từ ngữ cá nhân; việc tạo ra từ mới; phong cách ngôn ngữ cá nhân; vận dụng linh hoạt sáng tạo những quy tắc chung; phương thức chung; việc chuyển đổi sáng tạo khi tạo từ ngữ...
  • Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.

2. Hướng dẫn soạn văn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Câu 1. Từ "nách" là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa "mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực" (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ "nách" như thế nào?

Gợi ý:

- Từ “nách” trong câu “Nách tường bông liễu bay sang láng giềng”: được dùng theo nghĩa chuyển, mang nghĩa là vách tường, góc tường.

Câu 2. Trong mỗi câu thơ sau, từ "xuân" được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ "xuân" trong lời thơ của mỗi người?

Gợi ý:

- Từ "xuân" vốn mang nghĩa phổ quát là: "Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm" (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên) nhưng xuất hiện trong văn chương, từ "xuân" lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

- Trong câu thơ: "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" (Hồ Xuân Hương). Từ "xuân" thứ nhất chỉ tuổi xuân, còn từ "xuân" thứ hai lại chỉ mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân càng khiến cho nhà thơ thêm buồn tủi, chán chường…

- Trong câu thơ sau của Nguyễn Du: "Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay". Từ "xuân" trong "cành xuân" chỉ vẻ đẹp, tuổi xuân của người con gái.

- Từ "xuân" (bầu xuân) trong câu thơ của Nguyễn Khuyến: "Chén quỳnh tương ám ắp bầu xuân", có nghĩa chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ, chỉ tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Trong câu thơ của Hồ Chí Minh: "Mùa xuân là tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Từ "xuân" thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên của năm, trong khi đó từ "xuân" thứ hai chỉ sức sống mới và sự tươi đẹp.

Câu 3. Cùng là từ "mặt trời" trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo  như thế nào khi sử dụng.

Gợi ý:

- Từ “mặt trời” trong câu thơ của Huy Cận được so sánh với “hòn lửa” tạo ấn tượng đặc biệt về sự rực đỏ, ấm nóng.

- Từ “mặt trời” trong câu thơ của Tố Hữu: mặt trời ẩn dụ cho những lý tưởng cao đẹp của Cách mạng, của Đảng.

- Từ “mặt trời” trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: vừa chỉ mặt trời thực, vừa chỉ em bé, hai từ mặt trời tạo nên so sánh liên tưởng: em bé chính là nguồn sống, là động lực của người mẹ trong lao động sản xuất.

Câu 4. Theo anh (chị), trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào?

Gợi ý:

a. Từ mới là “mọn mằn”: được tạo nên dựa trên từ bé mọn, nhỏ mọn, theo phương thức tạo từ láy.

b. Từ mới là “giỏi giắn”: được tạo nên dựa trên từ giỏi, giỏi giang, theo phương thức tạo từ láy.

c. Từ mới là “ca-mê-ra”: được tạo nên dựa trên từ camera, theo phương thức mượn từ gốc Latin.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo).

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON