YOMEDIA
NONE

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - Ngữ văn 10 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Biết cách thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm không chỉ giúp cuộc sống người đó tốt đẹp hơn mà còn rèn luyện được kĩ năng ứng phó, hóa giải các vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Bài học Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em nắm được kiểu bài và những yêu cầu của dạng đề này. Hy vọng bài học sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
 

Tóm tắt bài

1.1. Đặt vấn đề

- Trong đời sống xã hội, sự đồng thuận luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Vì sự đồng thuận đó, mỗi chúng ta không ít lần được đặt vào tình huống phải thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, có khi bằng lời nói trực tiếp, có khi bằng bài luận.

- Ngoài việc nắm vững quy cách triển khai bài văn nghị luận, còn cần phải chứng tỏ được nhiều điều sự hiểu biết về chuẩn mực ủng xử, tinh thần cảm thông, chia sẻ với đối tượng được thuyết phục, niềm tin tưởng vào điều mình đang hướng tôi, nét lịch lãm, tế nhị trong cách sử dụng ngôn ngữ...

1.2. Yêu cầu khi viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.

- Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.

- Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối với cá nhân và cộng đồng.

- Nêu những giải pháp mà người được thuyết phục có thể thực hiện đề từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp.

Bài tập minh họa

Bài tập: Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài tập và xác định yêu cầu mà để đã chọn

- Nêu mục đích, đối tượng và cách thức thuyết phục.

Lời giải chi tiết:

Tthuốc kháng sinh được coi là bước đột phá của nền y học. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu biết về loại dược phẩm này, họ có xu hướng lạm dụng thuốc. Mọi người cần từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh bởi thói quen này dẫn đến nhiều nguy cơ mà con người phải đối mặt trong điều trị bệnh tật.

Vậy thế nào là thuốc kháng sinh, là làm dụng thuốc kháng sinh? Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Lạm dụng thuốc kháng sinh là sử dụng bừa bãi, bất kì bị bệnh, ôm, ho hay như thế nào cũng dùng thuốc kháng sinh mà không đúng liều lượng.  Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh của nhiều nhiều rất phố biến cụ thể như : “Tỷ lệ kháng erythromycin ở Việt Nam là 92,1%”, “Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh giai đoạn 2008 – 2009 cho thấy: năm 2009, 30 – 70% vi khuẩn gram âm đã kháng với kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40 – 60% kháng với nhóm aminoglycosid và fluoroquinolon”, “ Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ”,....  Vậy lí do gì mà người dân lại sử dụng thuốc kháng sinh nhiều như vậy? Đầu tiên phải nói đến do bệnh nhân: Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến - đó là lý do dễ lạm dụng kháng sinh. Tiếp đến là do thầy thuốc: Trong thực tế hằng ngày, việc sử dụng kháng sinh cũng rộng rãi. Ví dụ, khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào là thích hợp, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng dễ chỉ định sử dụng kháng sinh. Biết là chưa thật xác đáng, nhưng một số thầy thuốc vẫn kê đơn kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh. Lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ lãng phí mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh. Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán. Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh chỉ cho rằng nó thuận tiện, giá thành cũng không quá đắt nhưng người dân lại đâu biết  rằng tác hại của nó vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên mọi người cần làm gì để hạn chế hay bỏ tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

Nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai hoặc dùng trong chăn nuôi. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.

Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng ta không nên chủ quan. Tốt nhất, mỗi người cần có ý thức sử dụng thuốc phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không thấy hiệu quả, hãy đi tái khám và nhận tư vấn từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta”.

QUẢNG CÁO

Lời kết

- Học xong bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, các em cần nắm:

+ Nắm được lí do vì sao cần viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

+ Nắm được yêu cầu khi viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

+ Vận dụng viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm cụ thể

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Bài học Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ sẽ giúp các em nắm được các yêu cầu của bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen, từ đó vận dụng viết bài luận cho một quan niệm cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON