YOMEDIA
NONE

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung - Ngữ văn 10 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Trong bối cảnh hội nhập tế thế giới, để xây dựng một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng thực sự, Việt Nam cần nhiều hơn nữa những người tài đức. Để hiểu hơn về vai trò của hiền tài trong sự nghiệp phát triển của đất nước, mời các em cùng tham khảo bài học Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Thân Nhân Trung

a. Tiểu sử

- Thân Nhân Trung (1418 - 1499), tự là Hậu Phủ là một danh sĩ thời Hậu Lê, người ở Bắc Giang.

- Ông đỗ tiến sĩ năm 1469, làm quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua Lê Thánh Tông và Lê Hiển Tông được triều đình trọng dụng, đã góp nhiều công sức trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân tài.

- Ông từng là thành viên chủ chốt của Hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập, giữ địa vị Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú của Lê Thánh Tông.

- Ông từng giữ chức Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm Thượng thư bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội phụ chính.

- Thân Nhân Trung là người mở đầu cho một gia tộc khoa bảng, ba đời liên tiếp với 4 vị đỗ tiến sĩ và đều làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Thiên Nam dư hạ tập.

- Thân chinh ký sự

- Văn bia Chiêu Lăng, viết về vua Lê Thánh Tông, đặt tại lăng vị vua này

- Văn bia tiến sĩ: Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh ký (1484), Hồng Đức thập bát niên Đinh Mùi khoa tiến sĩ đề danh ký (1487).

- Thơ phú có vài chục bài trong:

+ Hồng Đức quốc âm thi tập, bình và họa lại thơ vua Lê Thánh Tông.

+ Quỳnh uyển cửu ca.

- Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm khác nhưng đã bị thất lạc trong quá trình lưu truyền và ghi chép

1.1.2. Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

a. Xuất xứ

- Năm 1484, Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí) để khắc lên bia đặt trong văn miếu, khởi đầu cho việc dựng bia ghi danh tiến sĩ sẽ thành truyền thống về sau

- Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một đoạn trích trong bài văn bia trên.

- Trước đoạn này, tác giả nêu chủ trương bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài của các triều vua Lê. Sau đoạn này là danh sách 33 vị đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442).

b. Văn bia

- Là loại văn khắc trên bia đá, gồm nhiều thể khác nhau, rất phổ biến thời trung đại, thường ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức lớn để lưu truyền hậu thế.

- Nhiều bài văn bia là những áng văn nghị luận độc đáo, giàu hình tượng, chứa đựng giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.

c. Bố cục 

Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu … làm đến mức cao nhất) : Nêu lên giá trị hiền tài với đất nước.

- Phần 2 (còn lại) : Ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Vai trò quan trọng của hiền tài với đất nước

- Là người học rộng tài cao, thông minh, sáng suốt, là hạt nhân, là khí chất ban đầu làm nên sự sống và phát triển của đất nước.

- Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của mỗi quốc gia.

1.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

- Lưu danh hiền tài muôn đời, thể hiện sự coi trọng người tài.

- Khuyến khích nhân tài tham gia giúp vua, hưng thịnh đất nước.

- Kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản chỉ ra và khẳng định sự quan trọng của nhân tài đối với đất nước ở nhiều khía cạnh

- Văn bản cho thấy sự đãi ngộ, ưu ái của đất nước đối với người hiền tài

- Ca ngợi các tấm gương người hiền tài đã tô điểm, giúp ích cho đất nước, đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối đối với những người sa ngã, hư hỏng, mong mọi người hãy lấy đó làm bài học cho mình

1.3.2. Về nghệ thuật

- Giọng văn rõ ràng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục

- Ngôn từ dễ hiểu, khúc chiết

- Bài viết được triển khai các ý logic, tương trợ lẫn nhau, tập trung vào nội dung chính của toàn bài văn

Bài tập minh họa

Bài tập: Theo em câu hỏi ở cuối đoạn: "Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?" của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung có ý nghĩa gì? Từ đó Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi ở cuối đoạn: "Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?" có ý nhắc nhở và khích lệ hiền tài hãy gắng sức mà mang tài năng của mình để giúp đời, giúp nước cho xứng đáng với sự tôn vinh, trọng đãi của nhà vua.

Gợi ý những ý chính khi viết đoạn văn:

- Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.
Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực; tránh tình trạng chảy máu chất xám…

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần:

+ Nắm được vai trò của hiền tài đối với vận mệnh đất nước.

+ Phân tích được ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung Ngữ văn 10 KNTT

Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung chỉ ra và khẳng định sự quan trọng của nhân tài đối với đất nước ở nhiều khía cạnh. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Hỏi đáp bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung Ngữ văn 10 KNTT

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Qua việc phân tích vai trò của hiền tài trong sự phát triển của đất nước, Thân Nhân Trung đã bày tỏ quan điểm trọng dụng người tài của mình và ca ngợi những người đã và đang giúp ích cho quê hương. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF