Ngày nay, thần thoại tuy được lưu trữ và còn lại rất ít nhưng nó là một phần di sản không thể thiếu trong văn hoá của các dân tộc Việt Nam. Bài học Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức nhằm giúp các em tiếp cận thể loại thần thoại này, đồng thời hiểu được ý nghĩa sự sáng tạo muôn loài của các vị thần thông qua trí tưởng tượng của người xưa. Chúc quý thầy cô và các em có tiết học hấp dẫn và hiệu quả hơn tại lớp.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Đặc điểm của thần thoại
- Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số.
- Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.
- Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:
+ Thần thoại suy nguyên:
- Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại
- Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, sấm, sét, muôn loài.
+ Thần thoại sáng tạo:
- Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa
- Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.
1.1.2. Từ khó
- Hỗn độn: lộn xộn, lẫn lộn, không có trật tự.
- Cầy cục: cố sức thực hiện công việc một cách vất vả.
- Rú: từ cổ chỉ núi.
1.1.3. Đại ý
- Giải thích quá trình tạo ra trời, đất, thế gian của Thần Trụ Trời và các vị thần khác.
1.1.4. Bố cục văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Gồm có 3 văn bản nhỏ:
- Văn bản 1: Thần Trụ Trời
- Văn bản 2: Thần Sét
- Văn bản 3: Thần Gió
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể
a. Thần Trụ trời
- Thời gian: Khi chưa có vũ trụ
- Không gian: Trời và đất
- Nhân vật: Thần Trụ trời
- Sự kiện chính: Giới thiệu về thần Sét
b. Thần Sét
- Thời gian: Không có thời gian cụ thể
- Không gian: Trên trời và trần gian
- Nhân vật: Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo
- Sự kiện chính: Thần Trụ trời tách trời và đất
c. Thần Gió
- Thời gian: Không có thời gian cụ thể
- Không gian: Trên trời
- Nhân vật: Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió
- Sự kiện chính: Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đầy xuống trần
1.2.2. Cách xây dựng nhân vật trong chùm chuyện của người xưa
- Nhân vật trong ba truyện trên đều là các vị thần, có hình dạng khổng lồ, khác biệt và có sức mạnh siêu nhiên.
- Chức năng nhân vật: cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội.
- Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Người nguyên thủy dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới.
- Việc xây dựng hình tượng các vị thần để lí giải thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
- Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị.
- Thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại.
- Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình.
- Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu.
- Ngôn từ thuần Việt.
Bài tập minh họa
Phân tích chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ oa vá trời của Trung Quốc.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào tác phẩm thần thoại đã học hoặc đã đọc, lựa chọn chi tiết tiêu biểu để phân tích.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một chi tiết như thế. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xày ra sự cố, các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.
Lời kết
- Học xong bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới, các em cần nắm:
+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của truyện thần thoại.
+ Hiểu được ý nghĩa của Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
+ Giải thích được sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,...
Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới xây dựng hình tượng các vị thần để lí giải thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên. Các em có thể các em có thể tham khảo thêm:
Hỏi đáp bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới đã giải thích sự hình thành trời đất và thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-------------------------(Đang cập nhật)------------------------
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247