YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 28 - Ngữ văn 10 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Khi sử dụng ngôn ngữ, có những trường hợp từ thuần Việt không có hoặc không biểu đạt được ý nghĩa chính xác nhất nội dung truyền đạt, lúc này chúng ta có thể sử dụng từ Hán Việt. Tuy nhiên phải sử dụng như thế nào cho hiệu quả và hợp lý, mời các em cùng tham khảo bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 28​ thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

- Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

- Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ.

1.2. Từ ghép Hán Việt

- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ.

- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

- Từ Hán Việt mang sắc thái:

+ Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

+ Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

+ Cổ kính, phù hợp với xã hội xưa

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Bài tập minh họa

Bài tập: Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: phụ tử, hữu duyên, nhật nguyệt, thiên địa, kim chi, huynh đệ, ngọc diệp, nhân mã, minh nguyệt, thảo mộc, hậu cung, long bào, tâm can, thất nghiệp.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào phần nội dung bài học.

Lời giải chi tiết:

- Từ ghép chính phụ: hữu duyên (có duyên), kim chi (cành vàng), ngọc diệp (lá ngọc), nhân mã (nửa người nửa ngựa), hậu cung (phía sau cung, nơi ở của vợ vua), long bào (áo vua), thất nghiệp (không có việc), minh nguyệt (trăng sáng).

- Từ ghép đẳng lập: phụ tử (cha con), nhật nguyệt (mặt trời và mặt trăng), thiên địa (trời đất), huynh đệ (anh em), thảo mộc (cỏ cây), tâm cam (tim gan).

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 28, các em cần nắm:

+ Nắm được các loại từ Hán Việt.

+ Hiểu nghĩa và tác dụng của các từ Hán Việt.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28 Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán Việt sẽ giúp các em phân loại và hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt đồng thời nêu được tác dụng của chúng. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 28 Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON