Trong nội dung Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể các em đã được tiếp cận đặc điểm các thể loại thần thoại, truyền kì, truyện ngắn và từ đó có thể phân tích, so sánh những truyện đã học để nhận ra được những nét đặc sắc riêng của từng tác phẩm. Bài học Củng cố, mở rộng Bài 1 dưới đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức đã học. Cùng Học247 tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại thể loại thần thoại
- Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số.
- Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.
- Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:
+ Thần thoại suy nguyên:
- Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại
- Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, sấm, sét, muôn loài.
+ Thần thoại sáng tạo:
- Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa
- Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.
1.2. Ôn lại thể loại truyền kì
- Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố ly kì, hoang đường.
- Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thể loại.
1.3. Ôn lại thể loại truyện ngắn
- Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.
- Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó.
1.4. Ôn lại cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm,
- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính),
- Phân tích rõ ràng, cụ thể về tác phẩm (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.
- Đánh giá tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy nêu cách làm và yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào nội dung bài học Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.
Lời giải chi tiết:
Cách làm và yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm,
- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính),
- Phân tích rõ ràng, cụ thể về tác phẩm (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.
- Đánh giá tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của thể loại thần thoại, truyền kì, truyện ngắn.
+ Nắm được quy trình và yêu cầu khi viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.
Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 1 Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Bài học Củng cố, mở rộng bài 1 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể. Từ đó, các em có thể phân tích, so sánh những truyện đã học để nhận ra được những nét đặc sắc riêng của từng tác phẩm. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn Củng cố, mở rộng Bài 1.
Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 1 Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247