YOMEDIA
NONE

Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình - Ngữ văn 10


Qua bài học giúp các em cảm nhận được thân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở lầu xanhý thức về thân phận của nàng. Bên cạnh đó giúp các em hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Nguyễn Du (1766 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
  • Xuất thân trong một gia đình quan chức lớn. Cha là Nguyễn Nghiễm học rộng tài cao, ra làm quan đến chức tể tướng. Mẹ là Trần Thị Tần.
  • Khi triều đình rối ren, cha mẹ Nguyễn Du đều lần lượt qua đời, Nguyễn Du phải ra ở với anh là Nguyễn Khản.
  • Lớn lên Nguyễn Du học hành đỗ đạt và ra làm quan.
  • Ngoài việc triều chính Nguyễn Du còn là một nhà thơ lớn, ông đã góp vào nền thi ca Việt Nam những bài thơ có giá trị lớn.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục…
  • Đặc biệt nhất chính là Truyện Kiều - một tác phẩm truyện thơ hay nhất của Nguyễn Du. 

→  Được người đời mệnh danh là "Đại thi hào của dân tộc Việt Nam".

b. Tác phẩm

  • Vị trí đoạn trích
    • Từ câu 1229 đến 1248 thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”.
  • Nội dung trước đoạn trích
    • Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thúy Vân, Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lừa lọc nhưng lần nàng bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Đó là bước ngoặt khiến cuộc đời Kiều rẽ sang một hướng khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều tự tử nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời. Tiếp đó là những tháng ngày ê chề, nhục nhã của Kiều trong vai trò kĩ nữ - gái làng chơi, đem tấm thân mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc. Những ngày ở chốn lầu xanh là những ngày nàng vô cùng buồn tủi, tâm trạng rối bời như tơ vò khi nghĩ về thân phận, sự tủi nhục của kiếp hồng nhan.
  • Nội dung đoạn trích
    • Miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu xanh với cảnh sống ô nhục.
  •  Bố cục
    • Phần 1 (4 câu đầu): Cảnh sống ở lầu xanh.
    • Phần 2 (8 câu tiếp): Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều.
    • Phần 3 (8 câu cuối): Bi kịch tâm trạng của Thúy Kiều.

1.2. Đọc – hiểu văn bản

a. Cảnh sống ở lầu xanh

"Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm"

  • "Biết bao": Sự việc thường xuyên, số lượng nhiều, không thể đếm được.
  • "Ong bướm", "trận cười", "cuộc say": Chỉ cuộc sống xô bồ, trác táng.

"Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh"

  • Kết hợp các điển tích điển cố “lá gió cành chim", "Tống Ngọc – Trường Khanh”: Chỉ chung loại khách làng chơi phong lưu.

⇒ Chỉ bằng bốn câu thơ sử dụng bút pháp ước lệ với hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã khái quát một cách chân thực nhất về cảnh tượng nhộn nhịp, ồn ào, nhơ nhớp ở Lầu xanh. Những cô Kĩ nữ đong đưa lả lướt đón khách tới rồi lại đưa khách về. Những cuộc say những  tiếng cười khả ố của những kẻ phóng đãng, điên loạn.

  • Sáng tạo thành ngữ :
    • "Ong bướm lả lơi" → "Bướm lả ong lơi": Giúp cụ thể hóa cảnh khách làng chơi ra vào tấp nập, cảnh tượng bát nháo, lộn xộn nơi chốn lầu xanh.
  • Đối xứng
    • "Lá gió" >< "Cành chim", "Sớm đưa Tống Ngọc" >< "Tối tìm Trường Khanh": Cho thấy người kĩ nữ phải tiếp khách bốn phương. Tác giả sử dụng tả thực nhưng vẫn giữ được hình ảnh của Kiều.
  • Tách từ, tiểu đối, đối xứng:
    • Tô đậm thân phận bẽ bàng, nhấn mạnh hiện thực trớ trêu: Cuộc sống nhục nhã, ê chề kéo dài ở lầu xanh.

→ Nguyễn Du đã tái hiện tình cảnh trớ trêu của Kiều ở lầu xanh đồng thời bộc lộ cái nhìn cảm thông, trân trọng đối với nhân vật.

⇒ Tâm trạng : Đau đớn ,bẽ bàng, nhục nhã.

b. Tâm trạng Thúy Kiều

"Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa"

 

  • Thời gian
    • "Lúc tàn canh": Đêm tàn.
  • Không gian
    • Tại lầu xanh, lúc đã vắng vẻ, cô liêu, là những khoảnh khắc hiếm hoi Kiều được sống thực với mình, đối diện với chính mình.

→ Thúy Kiều giật mình nhận ra sự cô đơn, nhục nhã của mình trong cảnh sống nhơ nhớp, lúc đó nàng ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình.

  • "Giật mình": Bàng hoàng, ngơ ngác, thảng thốt trước thực tại.
  • "Thương mình": Ý thức về nhân cách, phẩm giá và quyền sống của bản thân. Đó là giọt nước mắt nuốt vào trong gan ruột thấm thía, xót xa.
  • "Xót xa": Sự đau đớn, ấm ức của tâm hồn.

→ Ba chữ “mình” trong câu thơ diễn tả nỗi cô đơn cùng cực của nàng Kiều, như một tiếng nấc đan xen lẫn tiếng thở dài, diễn đạt nỗi đau mà chỉ một mình Thúy Kiều biết, cảm nhận. Nỗi đau đó không thể san sẻ cùng ai.

 Nghệ thuật

  • Câu 1 : Nhịp thơ 3/3,gợi tả bước đi của thời gian.
  • Câu 2 : nhịp thơ 2/4/2 đứt gãy bộc lộ tâm trạng:

→ Thấy được tâm trạng thảng thốt giật mình, xót xa cho thân phận của Kiều.

Hồi tưởng lại quá khứ

 

"Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!"

Qúa khứ

Hiện tại

"Khi sao"

"Giờ sao"

  • "Phong gấm rủ là"

→ Êm đềm, no đủ, hạnh phúc, bình yên

 

  • "Tan tác như hoa giữa đường"
  • "Mặt sao dày gió dạn sương"
  • "Thân sao bướm chán ong chường"

→ Bị chà đạp, vùi dập phũ phàng, hiện thực khỗ liệt như muốn chôn vùi quá khứ

  • Các cặp tiểu đối, đối xứng làm tô đậm cuộc sống hiện tại đầy tủi nhục, ê chề, tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân khi bị đẩy vào hoàn cảnh trớ trêu.
  • Từ "Sao" kết hợp với các thành ngữ tạo thành giọng thơ chán ngán, buồn khổ → Tâm trạng đau đớn, nhức buốt đến tận tim gan.

⇒ Thái độ của Kiều : Không buông mình theo dòng chảy đục ngầu của nhà chứa, mà giật mình, thương cho thân, tiếc cho thân mình.

  • Hàng loạt từ để hỏi và từ cảm thán
    • "Khi sao", "giờ sao", "mặt sao", "thân sao" tạo nên giọng điệu chất vấn: Kiều tự tra vấn, tự giày vò, kết án chính mình.
    • Nàng chất vấn, oán trách, căm giận số phận, thể hiện sự day dứt khôn nguôi, nỗi đau đớn về thay đổi thân phận mình,giá trị con người.
    • Người               ><               Mình

     Khách làng chơi                       Kiều

       Số nhiều                                 Số ít 

→ Tột cùng nỗi cô đơn.

⇒ Nỗi cô đơn cùng cực và những đau đớn, tủi nhục không bút nào tả xiết của nàng Kiều. Đó cũng là ý thức về phẩm giá, nhân cách của nàng.

"Mặc người mưa  Sở  mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì".

  • Mặc : Sự bất lực, mặc cho mọi thứ muốn tới đâu thì tới, dằn vặt nặng nề đay nghiến Kiều nhưng kg làm sao khác đi được
  • Xuân : Ý chỉ niềm vui được hưởng hạnh phúc lứa đôi nhưng với Kiều – sống làm vợ khắp người ta thì làm gì còn có mùa xuân, chỉ thấy trong đó là sự nhục nhã, lẻ loi, trơ trọi và cô đơn của cuộc đời người kĩ nữ mua vui.
  • Sáng tạo thành ngữ: "Gió sương dày dạn" → "Dày gió, dạn sương" ⇒ Diễn tả sự trơ lì, tiếp diễn đến độ nhàm chán.

c. Bi kịch tâm trạng của Kiều

"Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buốn cảnh có vui đâu bao giờ

Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa

Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai?"

  • Cuộc sống sinh hoạt ở lầu xanh

Bề ngoài

 Thực chất
  • "Gió tựa", "hoa kề", "tuyết ngậm", "trăng thâu".
  • "Nét vẽ", "câu thơ", "cung cầm", "nước cờ".

→ Cảnh 4 mùa + thú vui tao nhã.

  • "Vui gượng”, “ai tri âm", "mặn mà với ai”, “người buồn”.

→ Gượng gạo, tủi nhục, nhơ nhớp.

  • Đòi phen : Thể hiện một nỗi đau thường trực, chưa lúc nào thôi dằn vặt Kiều, nỗi sầu của nàng lan tỏa sang cảnh vật.
  • Mối quan hệ giữa ngoại cảnh – tâm cảnh: Câu thơ khái quát quy luật tâm lí của con người, nhìn thiên nhiên qua lăng kính của tâm trạng.

→ Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

⇒ Tâm trạng gượng gạo, chán chường nhưng cũng chính là ý thức nhân phẩm đẹp đẽ của nhân vật trữ tình

  • Thúy Kiều không vui, phó mặc cho khách làng chơi, thể hiện sự chán chường, mệt mỏi, ghê rợn, nhục nhã khi bị đẩy vào cuộc sống hiện tại.
  • Nàng thờ ơ với cả thiên nhiên: Tác giả đã khái quát quy luật tâm lí của con người, Thúy Kiều đang ở trong hiện tại đau khổ, nàng không còn tâm trí để quan sát và để ý xung quanh.
  • Vui gượng: nói lên tất cả sự lạc lõng, cô đơn, mâu thuẫn, bế tắc không lối thoát của Kiều trước hoàn cảnh.

→ Ngôn ngữ nửa trực tiếp làm cho câu thơ có lớp ý nghĩa sâu sắc + câu hỏi tu từ đầy xót xa, cay đắng cho thấy phẩm chất tốt đẹp của Thúy Kiều giàu lòng tự trọng, coi trọng phẩm giá, muốn được sống bình yên, trong sạch.

Thái độ tác giả

  • Tác giả cảm thông với hoàn cảnh sống của Thúy Kiều, trân trọng những phẩm giá cao đẹp của nàng.
  • Tố cáo, phê phán chế độ phong kiến và xã hội đồng tiền đã khiến con người đau khổ.
  • Đòi quyền sống tự do, chính đáng cho con người.

Bài tập minh họa

Đề bài

Phân tích giá trị nhân đạo trong hai đoạn trích "Trao duyên" và "Nỗi thương mình" của Nguyễn Du.

1. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và Truyện Kiều
  • Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện rõ nét qua hai đoạn trích "Trao duyên" và "Nỗi thương mình".

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát:
  • Vài nét về nguồn gốc ra đời Truyện Kiều, tài năng, tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
  • Tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều.
  • Nêu xuất xứ, vị trí đoạn trích.
  • Khẳng định: Giá trị nhân đạo trong hai đoạn trích thể hiện ở các khía cạnh:
    • Tái hiện cuộc sống, cảnh ngộ bi kịch, bất hạnh của Thúy Kiều.
    • Khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau khổ về tinh thần của Thúy Kiều.
    • Thái độ xót thương và trân trọng, sẻ chia của Nguyễn Du với Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ thời PK nói chung.
b. Phân tích hai đoạn trích để làm rõ giá trị nhân đạo
  • Có hai cách
    • Phân tích theo 3 luận điểm nêu trên.
    • Phân tích lần lượt hai đoạn trích rồi khái quát lại 3 khía cạnh trên.
c. Nhận xét vài nét về nghệ thuật
  • Góp phần đắc lực vào thể hiện tư tưởng nhân đạo. Mở rộng quan điểm xót thương người phụ nữ của Nguyễn Du qua một số tác phẩm khác của ông.

3. Kết bài

  • Hai đoạn trích đã tái hiện những giai đoạn đầy đau khổ trong cả cuộc đời dằng dặc những khổ đau của Thúy Kiều.
  • Qua hai đoạn trích, Nguyễn Du đã lên tiếng bênh vực quyền sống chính đáng của người phụ nữ và gián tiếp phê phán xã hội đầy ải họ gặp phải những oan khiên, bất hạnh.
  • Cảm nhận riêng cua mỗi người.

3. Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình

Đoạn trích Nỗi thương mình từ câu 1229 đến câu 1248 của Truyện Kiều miêu tả tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh. Để dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong SGK cũng như nắm được các nội dung chính của bài học, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Nỗi thương mình.

4. Một số bài văn mẫu về Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình

Đoạn trích Nỗi thương mình từ câu 1229 đến câu 1248 của Truyện Kiều miêu tả tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh. Để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng viết hoàn chỉnh các bài văn phân tích về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON