YOMEDIA
NONE

Lập luận trong văn nghị luận - Ngữ văn 10


Thông qua bài học, giúp các em củng cố và nắm vững khái niệm lập luận, yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận trong một văn bản nghị luận đã học ở chương trình THCS.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm lập luận trong bài văn nghị luận

a. Tìm hiểu ngữ liệu 1: Nguyễn Trãi- Thư dụ Vương Thông lần nữa (SGK/ 109)

  • Mục đích lập luận: Thuyết phục đối phương từ bỏ ý chí xâm lược.
  • Lí lẽ
    • Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.
    • Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.
    • Mất thời ko thế thì mạnh quay thành yếu, yên thành nguy.

→ Kết luận: “Nay các ông…được”.

b. Khái niệm lập luận

  • Là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (nghe) đi đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) cần đạt tới.

1.2. Cách xây dựng lập luận

a. Xác định luận điểm

  • Khái niệm:
    • Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của người viết trong bài văn nghị luận.
  • Tìm hiểu ngữ liệu 2: bài văn "Chữ ta" (SGK/ 110).
    • Vấn đề: Thực trạng sử dụng tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Việt của người Việt. Cần có thái độ tự trọng trong viêc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta).
    • Quan điểm của tác giả:
      • Khi nào thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài.
      • Thái độ tự trọng và đảm bảo quyền được thông tin của người đọc.
      • Phê phán bệnh sính tiếng nước ngoài của người Việt.
    • Có 2 luận điểm:
      • Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.
      • Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách ko cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

b. Tìm luận cứ:

  • Khái niệm
    • Luận cứ là những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục dùng để thuyết minh cho luận điểm.
  • Tìm hiểu ngữ liệu 1: Nguyễn Trãi- Thư dụ Vương Thông lần nữa (SGK/ 109)
    • Các luận cứ trong lập luận của Nguyễn Trãi chính là lí lẽ.
      • Lí lẽ 1: Được thời, có thế → Biến mất thành còn; nhỏ thành lớn.
      • Lí lẽ 2: Mất thời, không thế → Mạnh thành yếu; yếu thành nguy như trở bàn tay.
  • Tìm hiểu ngữ liệu 2: bài văn "Chữ ta" (SGK/ 110).
    • Luận điểm 1: Tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.
      • Luận cứ 1: Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.  

      • Luận cứ 2: Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.

      • Luận cứ 3: Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

    • Luận điểm  2: Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách ko cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
      • Luận cứ 1: Ở Triều Tiên: "Có 1 số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp. Nhưng các tờ báo phát hành trog nước đều không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài...cần đọc".
      • Luận cứ 2: "Trong khi đó ở ta, khá nhiều tờ báo… mấy trang thông tin".

c. Lựa chọn phương pháp lập luận

  • Khái niệm
    • Là cách thức lựa chọn sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho chặt chẽ, hợp lý và thuyết phục.

  • Tìm hiểu ngữ liệu 1 và 2 (SGK/ 109, 110)

    • Phương pháp được vận dụng trong đoạn văn của Nguyễn Trãi: phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân- quả.

    • Phương pháp được vận dụng trong bài văn "Chữ ta" của Hữu Thọ: phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

    • Các phương pháp khác:
      • Nêu phản đề.
      • Ngụy biện (là xuất phát từ 1 thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét bản chất toàn diện).
      • Loại suy (dựa vào sự so sánh 2 hoặc hơn 2 đối tượng, chúng ta tìm ra được những thuộc tính giống nhau nào đó, từ đó suy ra chúng có những thuộc tính giống nhau khác. Phương pháp này có tính chất ngẫu nhiên nên cần tìm ra càng nhiều thuộc tính giống nhau, đặc biệt là các thuộc tính bản chất).

Bài tập minh họa

Đề bài: Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Vai trò của tri thức đối với loài người
  • Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người.

b. Thân bài

  • Giải thích:
    • Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.
  • Chứng minh tác dụng của sách:
    • Sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng).
    • Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng)
    • Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)
  • Tác hại khi không đọc sách:
    • Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi.
  • Phương pháp đọc sách:
    • Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
    • Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiềm ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.
    • Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

c. Kết bài

  • Khẳng định sách là người bạn tốt
  • Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách.

3. Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận

Để nắm vững khái niệm lập luận, yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận trong một văn bản nghị luận, các em có thể tham khảo

bài soạn Lập luận trong văn nghị luận.

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF