YOMEDIA
NONE

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Ngữ văn 10


Bài giảng Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy sẽ giúp các em nắm được những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết và những ngụ ý về bài học giữ nước thông qua câu chuyện. Mong rằng bài giảng sẽ đem đến những kiến thức bổ ích cho các em!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Thể loại Truyền thuyết

  • Khái niệm: là tác phẩm tự sự dân gian kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử, qua đó thể hiện ý thức lịch sử của dân tộc 
  • Đặc trưng:
    • Truyền thuyết phản ánh lịch sử theo cách riêng: Lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường
    • Từ cốt lõi lịch sử, qua truyền thuyết, nhân dân gửi gắm những tình cảm, mơ ước, thái độ đối với những nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử.
    • Truyền thuyết phản ánh trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta

b. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

  • Xuất xứ:
    • Trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái - một bộ sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV
    • Gồm hai lớp truyện nối tiếp nhau:
      • Kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng
      • Kể về nguyên nhân khiến nhà nước Âu Lạc rơi vào tay giặc.
  • Chủ đề: Bài học về dựng nước và giữ nước 
  • Tóm tắt: 
    • An Dương Vương xây thành Cổ Loa, xây mãi vẫn đổ, nhờ có Rùa Vàng giúp mới xây xong. Rùa cho nhà vua lẫy nỏ, nhờ đó mà đánh bại quân xâm lược Triệu Đà. Triệu Đà cầu hoà, cho con trai Trọng Thuỷ sang kết thân với Mị Châu, con gái An Dương Vương và ở rể trong thành Cổ Loa. Trọng Thuỷ ăn cắp lẫy nỏ, Triệu Đà liền cử quân sang tái xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương thua trận, đem theo Mị Châu chạy trốn. Đến bờ biển, Rùa Vàng hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém đầu con gái rồi đi xuống biển. Trọng Thuỷ tiếc Mị Châu, tự vẫn ở giếng trong thành. Mị Châu chết, máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch, ngọc đem rửa nước giếng trong thành thì sáng hơn. 

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nhân vật An Dương Vương

  • Công cuộc dựng nước và giữ nước của An Dương Vương
    • Công lao: An Dương Vương kiên trì quyết tâm, không nản chí trước thất bại tạm thời
      • Ban đầu: xây thành thường bị lở
      • Về sau: xây thành được Rùa Vàng giúp đỡ nên thành công
      • Cho xây chín vòng thành Ốc, đào hào sâu
      • Chế nỏ thần từ vuốt rùa vàng, do Cao Lỗ làm, trăm phát trăm trúng
      • Chiến thắng Triệu Đà → Hệ quả tất yếu của hai việc làm trên (Loa thành kiên cố, vũ khí lợi hại và tinh thần cảnh giác cao độ)
    • Nhận xét
      • An Dương Vương trong phần đầu truyện là một người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước, là một vị vua anh minh, sáng suốt với tinh thần trách nhiệm, cảnh giác cao được nhân dân và thần linh ủng hộ nên đã đạt được những thành công lớn.
      • Việc làm của An Dương Vương là được lòng trời, hợp lòng dân (Cụ già phương Đông và thần Kim Quy đã giúp nhà vua xây thành, làm nỏ thần giữ nước.) 
  • Bi kịch mất nước và tan vỡ hạnh phúc gia đình
    • Sau chiến thắng, An Dương Vương đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng:
      • Nhận lời cầu hoà của Triệu Đà
      • Không cảnh giác, nhận lời cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy
      • Cho Trọng Thủy ở rể → Mất cảnh giác, không giám sát, đề phòng Trọng Thuỷ mà tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù
      • Thản nhiên chơi cờ khi giặc tấn công → Chủ quan khinh địch, ỷ lại sức mạnh của nỏ thần 
      • Bị giặc đuổi, chỉ biết tìm đường tránh, không suy xét → An Dương Vương đã tự đánh mất mình. Ông chủ quan, tự mãn, không nhận ra mưu kế thâm hiểm và không đánh giá đúng kẻ thù. 
    • Kết quả:
      • Âu Lạc đại bại, nhà vua cùng con gái phi ngựa chạy về phương Nam.
      • Tiếng thét của thần Kim Quy đã làm nhà vua tình ngộ. Ông rút gươm chém Mị Châu – con gái duy nhất của mình → Đây là hình phạt đau đớn nhất không chỉ với Mị Châu mà còn với bản thân ông. An Dương Vương cầm sừng tê rẽ nước đi xuống biển sâu 
  • Thái độ của nhân dân
    • Ca ngợi, khẳng định vai trò to lớn của An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước
    • Trách nhiệm chủ quan để mất nước đã trả giá bằng chính mạng sống của con gái An Dương Vương nên tác giả dân gian đã để ông đi vào bất tử bằng hình ảnh Rùa Vàng đưa ông xuống biển. Đó chính là sự thương tiếc của nhân dân dành cho ông

b. Nhân vật Mị Châu

  • Vô tình tiếp tay cho giặc 
    • Xinh đẹp, ngây thơ
    • Cả tin đến mức mù quáng: không suy xét lời đề nghị đáng ngờ của chồng
    • Tự ý sử dụng bí mật quốc gia, tiếp tay cho kẻ thù dồn cha và dân tộc đến đường cùng mà không hề hay biết
    • Coi trọng tình riêng, chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân một cách mê muội, mù quáng khi đánh dấu đường cho Trọng Thuỷ theo
    • Cuối cùng: nhận ra tội lỗi của mình nên cúi đầu nhận tội, chấp nhận cái chết bi thảm → một người đáng thương
  • Thái độ của nhân dân
    • Câu nói của Rùa Vàng chỉ Mị Châu là giặc chính là lời kết tội đanh thép của nhân dân về thái độ vô tình mà phản quốc của Mị Châu
    • Sự hóa thân theo ước nguyện của Mị Châu thể hiện sự bao dung, độ lượng, thông cảm cho sự nhẹ dạ cả tin.
    • Hình ảnh: ngọc trai - giếng nước đã chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu

c. Nhân vật Trọng Thủy

  • Thời kì đầu, Trọng Thuỷ đóng vai trò một tên gián điệp theo lệnh vua cha sang làm rể Âu Lạc để điều tra bí mật về nỏ thần
  • Sau này, dẫu rằng có yêu thương Mị Châu nhưng vẫn kiên trì thực hiện tham vọng của cha: Đánh tráo nỏ thần, tham gia xâm chiếm Âu Lạc, truy đuổi An Dương Vương, gây ra cái chết cho Mị Châu và gây ra bi kịch mất nước của cha con An Dương vương.
  • Trước cái chết của Mị Châu, Trọng thủy tự kết liễu đời mình → sự bế tắc → Bi kịch của Trọng Thuỷ là bi kịch của một nạn nhân trong một âm mưu chính trị thâm độc.
  • Thái độ của nhân dân: Có ít nhiều thông cảm, xong vẫn lên án bằng kết cục của Trọng Thủy

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Đề: Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, bằng lời của anh (chị) với một kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian

Gợi ý làm bài: 

Các em có thể tưởng tượng và kể lại bằng những tình cảm, cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện, dưới đây là một gợi ý các em có thể tham khảo

  • Mở bài:
    • Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
    • An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
  • Thân bài:
    • Diễn biến của chuyện:
      • An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.
      • Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành xây xong.
      • Rùa Vàng cho An Dương Vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.
      • Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương vương có nỏ thán bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, phải rút về nước.
      • Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy, An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.
      • Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần. Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.
  • Kết bài:
    • Kết thúc câu chuyện:
      • Rùa Vàng chỉ đích danh Mị Châu là giặc. An Dương Vương rút gươm toan chém đẩu Mị Châu.
      • Trọng Thủy vừa đuổi theo tới nơi, lấy thân đỡ lưỡi gươm thay cho Mị Châu. Mị Châu được sống.

3. Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một trong những truyện tiêu biểu trong hệ thống truyền thuyết về nước Âu Lạc và An Dương Vương, đồng thời tiêu biểu cho hệ thống truyền thuyết Việt Nam. Để nắm vững được những nội dung cần đạt khi học văn bản này, các em có thể tham khảo bài soạn sau: Bài soạn Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

4. Một số bài văn mẫu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

"Cốt lõi lịch sử" của truyện là việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. Dân gian đã thêm vào các yếu tố thần kì để “cốt lõi lịch sử” thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Đầu tiên, ta thấy hình tượng của thần Kim Quy hiện lên giúp vua xây thành, chế nỏ, chuyện lời nguyền của Mị Châu với chi tiết “ngọc trai – giếng nước” và sau cùng là vua An Dương Vương theo Rùa Vàng về biển. Để hiểu rõ hơn về văn bản cũng như những yếu tố nội dung, nghệ thuật của văn bản, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu sau:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF