Bài giảng dưới đây sẽ giúp các em biết cách lập dàn ý cho một bài văn tự sư tương tự như một truyện ngắn. Mong rằng, các em sẽ nắm chắc các kiến thức cần thiết thông qua bài giảng Lập dàn ý bài văn tự sự.
Tóm tắt bài
1.1. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
Bài tập 1: (SGK trang 44) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
a. Trong đoạn trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về điều gì?
- Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng Xà Nu
b. Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
- Qua lời kể của tác giả có thể rút ra bài học:
- Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện
- Sau đó, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo những mối liên hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện
- Lập dàn ý cho bài văn gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
⇒ Như vậy:
- Bước hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện chính là làm rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, mình sẽ kể
- Các bước tiến hành bao gồm:
- Dự kiến đề tài
- Xác định các nhân vật
- Chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí
1.2. Lập dàn ý
Bài tập 1: (SGK trang 45) Lập bài văn kể về một trong hai câu chuyện.
- Gợi ý:
- Đề: Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân, có thể kể về "hậu thân" của chị Dậu bằng câu chuyện: "Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo"
- Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng
- Thân bài:
- Cuộc cách mạng tháng tám diễn ra, chị Dậu trở về làng.
- Khí thế cách mạng sục sôi, chị Dậu dẫn đầu biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật
- Kết bài: Chị Dậu và bà con xóm làng mừng ngày tổng khởi nghĩa thành công, cái Tý trở về.
Bài tập 2: (SGK trang 46) Anh (chị) hãy trình bày cách lập dàn ý bài văn tự sự
- Cách lập dàn ý bài văn tự sự:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật....)
- Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa.)
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề: Bạn bè thường giễu cợt tôi:”Đồ cha câm điếc”. Tôi muốn mình có một người cha tốt hơn, không phải là một người cha bị câm điếc. Tôi chẳng cần gì hết. Tôi không muốn sống trên đời này nữa…
Dựa theo những lời tâm sự trên, anh/ chị hãy viết một bài văn tự sự theo ngôi kể thứ nhất. Hãy kể về số phận, sự ân hận của một người con đã đối xử không tốt với cha mình chỉ vì cha bị câm điếc.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu câu chuyện:
- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện: Chuyện diễn ra ở đâu? khi nào?
- Nhân vật : nhân vật chính là tôi, người cha, bạn bè, ngoài ra còn có những nhân vật phụ tùy theo diễn biến cốt truyện
b. Thân bài
- Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện:
- Giai đoạn đầu: tôi sống tiêu cực buồn chán vì bị bạn bè chê cười
- Giới thiệu về người cha câm điếc
- Kể sơ qua về hoàn cảnh gia đình: anh chị em, mẹ , cha bị câm điếc
- Bạn bè giễu cợt như thế nào?
- Thái độ của tôi khi bị họ giễu cợt: tôi xấu hổ, tức giận như thế nào? tôi than thân trách phận mình, về nhà đối xử không tốt với cha…
- Thái độ, hành động của cha như thế nào?
- Những dằn vật, đau khổ, chán nản của nhân vật tôi: tôi không muốn sống trên đời này nữa
- Giai đoạn sau: Tôi nhận ra lỗi lầm và cảm thấy ân hận
- Nguyên nhân khách quan: tôi được mọi người giải thích → thấu hiểu , thương cha và ân hận vì mình đã đối xử không tốt với cha
- Nguyên nhân chủ quan: do bản thân tôi tự nhận ra lỗi lầm và sửa chữa
- Thái độ và hành động của tôi bày tỏ sự ân hận: tôi kính trọng, quan tâm, chăm sóc cha nhiều hơn
- Niềm vui của cha khi tôi thay đổi thái độ…
- Giai đoạn đầu: tôi sống tiêu cực buồn chán vì bị bạn bè chê cười
c. Kết bài
- Kết thúc câu chuyện: nêu cảm nghĩ ( tôi tự hào vì có người cha tốt, mặc dù cha không thể nghe , không thể nói nhưng cha là người yêu thương tôi nhất, cha luôn quan tâm và thấu hiểu tôi…)
3. Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự
Để biết cách lập dàn ý cho một bài văn tự sư tương tự như một truyện ngắn, các em có thể tham khảo bài soạn Lập dàn ý bài văn tự sự.
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247