YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 20 - Ngữ văn 10 Tập 2 Cánh Diều


Để diễn đạt hàng loạt các sự vật, sự việc, hiện tượng một cách ngắn gọn, súc tích nhưng đủ ý, các em có thể vận dụng biện pháp tu từ liệt kê. Bài học Thực hành tiếng Việt trang 20 thuộc sách Cánh Diều được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em nắm được đặc điểm và cách sử dụng biện pháp tu từ liệt kê. Đồng thời, áp dụng vào giải các bài tập cụ thể và tự tin hơn trong quá trình viết văn của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm biện pháp tu từ liệt kê

- Liệt kê là biện pháp tu từ, theo đó, người nói, người viết kể ra nhiều sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... trong cùng một câu, một đoạn văn để tạo nên một ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc. Phép liệt kê được dùng trong cả văn xuôi và văn vần.

1.2. Phân loại biện pháp tu từ liệt kê

- Xét theo cấu tạo, các sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... có thể được liệt kê theo từng cặp hoặc không theo từng cặp.

Ví dụ, trong câu: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy." (Hồ Chí Minh), tác giả liệt kê sự vật theo từng cặp: tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải. Cách liệt kê này làm nổi bật quyết tâm của dân tộc ta bảo vệ nền độc lập bằng cả sức mạnh tinh thần và vật chất, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng và tài sản của mình.

- Xét theo ý nghĩa, các sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... có thể được liệt kê theo kiểu tăng tiến hoặc không tăng tiến.

Ví dụ, trong ba câu nối tiếp nhau: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuồng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước." (Hồ Chí Minh), tác giả liệt kê sự vật theo thứ tự tăng dần, từ những vũ khí chuyên dùng để chiến đấu như súng, gươm đến những vật dụng hằng ngày như cuốc, thuổng, gậy gộc để động viên toàn dân tham gia đánh giặc, giữ nước.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn sau:

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đâu, rễ tía, hai bên nào ông thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai… ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.(…) Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (…).

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung bài học để nhận biết và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê.

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn văn trên, ta thấy được tác giả đã sử dụng phép liệt kê để kể tên hàng loạt các từ có cấu tạo chung, đó là các danh từ như: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật đè mở, trầu vắng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.

- Việc kể tên hàng loạt các đồ vật trên, giúp cho câu văn tạo sự hấp dẫn cho người đọc, người nghe. Hơn hết, với việc liệt kê hàng loạt cho người đọc, người nghe có thể thấy được sự giàu sang, phú quý của tên quan phụ mẫu. Như vậy, cho thấy tác dụng phép liệt kê đối với việc diễn đạt câu.

Bài tập 2: Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê, chỉ rõ các phép liệt kê đó.

Hướng dẫn giải:

- Chọn chủ đề để viết đoạn văn

- Dự kiến các biện pháp tu từ liệt kê sẽ dùng

- Lên ý tưởng và viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Chúng tôi thích nhất là giờ dạy văn của cô Hà. Cô Hà là người giáo viên dạy giỏi, có nhiệt huyết, lòng đam mê và rất yêu thương học sinh. Mỗi bài giảng của cô đều đem lại kiến thức bổ ích cho mỗi thế hệ học trò. Các bạn trong lớp ai cũng yêu mến cô qua những bài giảng văn trên lớp. Mỗi giờ lên lớp, giọng cô truyền cảm, đôi mắt trìu mến nhìn học sinh, thả hồn vào từng bài giảng. Không chỉ dạy trên lớp truyền thụ kiến thức mà ngoài đời cô còn rất quan tâm đến học trò của mình. Cô hay trò chuyện, tìm hiểu, chia sẻ để và thấu hiểu cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Ngoài ra cô còn rất quan tâm đến các bạn có học lực kém để tìm các phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp các em hiểu bài hơn. Nhờ đó mà chúng tôi luôn đạt điểm cao trong học tập.

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 20, các em cần nắm:

+ Khái niệm biện pháp tu từ liệt kê

+ Phân loại các biện pháp tu từ liệt kê

+ Vận dụng vào giải bài tập và viết đoạn văn

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 20 nhằm giúp các em có thêm kiến thức bổ ích về các phân loại và nêu tác dụng các biện pháp tu từ liệt kê. Đồng thời áp dụng linh hoạt vào quá trình viết văn của mình. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF