Trong xã hội khoa học kĩ thuật phát triển, việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ linh hoạt sẽ giúp bài viết trở nên sinh động, trực quan hơn. HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài học Thực hành tiếng Việt trang 111 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây nhằm giúp các em ôn tập kiến thức về các phương thức phi ngôn ngữ đồng thời áp dụng vào các trường hợp cụ thể như thiết kế sơ đồ, biểu đồ dự trên những thông tin có sẵn hoặc phân tích thông tin từ các phương tiện phi ngôn ngữ. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại kiến thức phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản
Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là các số liệu, đường nối, biểu đồ, sơ đồ hoặc hình ảnh. Thông qua đó người viết diễn đạt nội dung thông tin mà mình muốn truyền đạt đến người đọc một cách sinh động, hệ thống và trực quan hơn.
1.2. Tác dụng của một số dạng biểu đồ và sơ đồ
- Các biểu đồ, sơ đồ giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan, đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin
- Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ tròn thể hiện vòng tuần hoàn của các sự vật, hiện tượng, sơ đồ Venn dùng để so sánh, biểu đồ thời gian dùng để biểu đạt sự phát triển; sơ đồ cây thể hiện hệ thống cấp bậc của thông tin;...
Bài tập minh họa
Bài tập: Quan sát biểu đồ dưới đây, em hãy phân tích nội dung và nêu nhận xét về vấn đề này.
Tỉ lệ nước thải sinh hoạt phát sinh từ các vùng trên cả nước năm 2018 (Theo số liệu Tổng cục Môi Trường)
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào nội dung ôn tập các phương tiện phi ngôn ngữ để làm bài tập
- Chú ý các số liệu để nêu nội dung
- Kết hợp kiến thức cá nhân và số liệu để nhận xét vấn đề
Lời giải chi tiết:
Nội dung rút ra từ biểu đồ:
- Lượng nước thải sinh hoạt cả nước có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng
- Theo số liệu tính toán, khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đông nam bộ (ĐNB) là hai vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước, với số liệu lần lượt là 23% và 20%
- Tây Nguyên là khu vực có lượng nước thải sinh hoạt thấp nhất cả nước (6%)
Nhận xét về vấn đề ô nhiễm lượng nước thải sinh hoạt hiện nay:
- Tình trạng quá tải của các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố lớn ở ĐBSH và ĐNB ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và môi trường
- Đây là vấn đề cấp thiết cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng, cần có sự hưởng ứng và góp sức của mỗi người
Lời kết
- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 111, các em cần:
+ Ôn tập lại các phương tiện phi ngôn ngữ thường gặp trong văn bản
+ Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ cụ thể
+ Từ các thông tin cho sẵn thiết kế biểu đồ, bản đồ,...
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 111 Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 111 sẽ giúp các em áp dụng kiến thức của phương tiện phi ngôn ngữ vào giải bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:
Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt trang 111 Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247