YOMEDIA
NONE

Soạn bài Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du - Ngữ văn 10

Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du để có thêm những hiểu biết cần thiết về tác giả Nguyễn Du cũng như những kiến thức cần thiết chuẩn bị cho tiết học trên lớp được tốt hơn.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng thương người sâu sắc, bao dung, là ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén.
  • Ông là người kết tinh những thành tựu văn học chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều như một tiểu thuyết bằng thơ với nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình chưa từng có. Nguyễn Du đã đưa ngôn ngữ văn học tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển.
  • Với những thành tựu đó, ông xứng đáng với vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học dân tộc, được suy tôn danh hiệu đại thi hào dân tộc và sanh nhân văn hóa thế giới.

2. Soạn bài Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du chương trình chuẩn

Câu 1: Anh (chị) có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Du? Những đặc điểm về cuộc đời Nguyễn Du góp phần lí giải những thành công trong sáng tác của nhà thơ như thế nào?

  • Nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Du:
    • Những đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du
      • Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 (tức ngày 23/11/ năm Ất Đậu –1765) mất ngày 18/9/1820 (tức 10/8 năm Canh Thìn) Ảnh hưởng của gia đình và văn hóa vùng miền đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du:
      • Quê cha Hà Tĩnh, núi Hồng, sông Lam vùng đất địa linh nhân kiệt, nghèo khổ.
      • Quê mẹ Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca quan họ.
      • Quê vợ đồng lúa Thái Bình, đặc trưng của Đồng bằng Bắc bộ.
      • Bản thân ông sinh ra ở Kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến
      • Dòng dõi quan lại quý tộc, học vấn cao nổi tiếng, nhân dãn Hà Tĩnh đã có câu ca ngợi ca về dòng họ này: “Bao giờ Ngàn Hống hết cây / Sông Rum (sông Lam) hết nước, họ này hết quan”.
    • Nhận xét: Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương với giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao:
      • Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to, cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng, có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ trí tuệ và truyền thống ấy. Nguyễn Du đã có học thức chữ Hán và cả chữ Nôm. Chính vì thế, ông có nhiều tác phẩm viết bằng cả hai loại chữ này.
      • Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người. Chính vì thế, ông có niềm thương cảm và đồng cảm lớn đối với những thân phận nổi nênh, đặc biệt là số phận của người tài hoa bạc mệnh và những đào hát bị xã hội khinh miệt.
      • Điều đó có thể góp phần lí giải nguyên nhân mà sáng tác của nhà thơ mang giá trị hiện thực với cái nhìn sâu sắc và giá trị nhân đạo lên án sức mạnh ghê gớm của đồng tiền. Tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người. Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn. Nguyễn Du ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ, đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu và công lí… Nguyễn Du được ca ngợi là người có “con mắt trông thấu sáu cõi”“tấm lòng suy nghĩ nghìn đời”. Cho nên thơ của ông “như có máu thấm nơi đầu ngọn bút” Mộng Liên Đường chủ nhân.
      • Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ Trung Quốc… Nhưng Nguyên Du ít nói, lúc nào cần thầm lặng, ưu tư, tư tưởng của Nguyễn Du có mâu thuản phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Những phức tạp trong tư tường Nguyên Du phần nào được ông thể hiện trong những sáng tác của mình.
      • Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại. Sáng tác của Nguyễn Du đạt tới trình độ nghệ thuật bậc thầy của văn chương trung đại Việt Nam. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm của ông, đặc biệt là Truyện Kiều là đỉnh cao rực rỡ của vãn học tiếng Việt. Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học dân tộc.

Câu 2: Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng.

  • Các sáng tác chính của Nguyễn Du
    • Những súng tác của Nguyễn Du gồm
      • Ba tập thơ chữ Hán:
        • Thanh hiên thi tập (viết trong khoảng 10 năm gió bụi ở đất Bắc)
        • Nam trung tập ngâm (Viết trong khoảng thời gian làm quan nhà Nguyễn).
        • Bắc hành tạp lục (Viết trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc)
      • Thơ chữ Nôm:
        • Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), một tác phẩm bằng thơ lục bát dài 3254 câu, được viết trong một thời gian dài, một kiệt tác của văn học Việt Nam.
        • Văn tế thập loại chúng sinh (Vãn chiêu hồn), một kiệt tác viết theo thể song thất lục bát dài 184 câu.
    • Ngoài ra còn một số sáng tác khác.
  • Các sáng tác của Nguyễn Du thường có những đặc điểm sau
    • Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du
      • Giá trị hiện thực: Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc
        • Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, cảnh đói cơm rách áo của bản thân, sự đối lập giàu nghèo... (Sở kiến hành, Phản chiêu hồn) Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê tởm của đồng tiền. Văn tế thập loại chúng sinh phản ánh cuộc sống khốn khổ của những con người "dưới đáy" xã hội
      • Giá trị nhân đạo:
        • Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người (Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí, Sở Kiến hành, Văn chiêu hồn...). Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn.
        • Ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát khao của họ, đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí... Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người.
        • Tác phẩm của Nguyễn Du đã đạt đến tầm của tiếng nói "hiểu đời" (Cao Bá Quát). Nguyễn Du có "con mắt trông thâu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" (Mộng Liên Đường chủ nhân).
    • Giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du
      • Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh tế, tài hoa.
      • Thơ Nôm Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát và song thất lục bát)
      • Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên hàng tiểu thuyết thàrh thơ, Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm: nghệ thuật tự sự miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh tả tình đều tài hoa.
      • Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt, câu thơ tiếng Việt trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chinh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú hóa, vận dụng các phép tu từ đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Soạn bài Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du chương trình Nâng cao

Câu 1: Hãy cho biết những nét lớn về nguồn gốc của Truyện Kiều và sự sáng tạo của Nguyễn Du so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Gợi ý:

  • ​Những nét lớn về nguồn gốc của Truyện Kiều:
    • Truyện Kiều dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện - tiểu thuyết chương hồi cỡ nhỏ (gồm 20 hồi) của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
  • Sự sáng tạo của Nguyễn Du so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
    • Từ một tiểu thuyết chương hồi ít tiếng tăm, Nguyễn Du đã sáng tạo lại bằng thể truyện thơ chữ Nôm với thể thơ lục bát dân tộc kêt hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự với trữ tình từ đó tạo ra một kiệt tác thi ca nổi tiếng giàu tính nghệ thuật
    • Cái nhìn của Nguyễn Du với tác phẩm có sự sáng tạo lớn. Tất cả các nhân vật được bao bọc bởi cái nhìn nhân đạo của ông nên có sự thay đổi về tính cách, số phận, cách đánh giá các giá trị của nguời đời đối với nhân vật
    • Từ một câu chuyện “tình cổ” xoay quanh ba nhân vật Kim - Vân - Kiều, Nguyễn Du đã sáng tạo thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh với nhân vật trung tâm lý tưởng là nàng Kiều. Đồng thời Tố Như thể hiện quan niệm nhân sinh đối với những điều trông thấy: “Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
    • Tác giả đã lược bỏ nhiều chi tiết, sự việc rắc rối, dung tục, thay đổi trật tự kể và thêm vào những chi tiết mới để tô đậm câu truyện về tình người. Ông biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tính cách nhân vật, chuyển trọng tâm của truyện từ sự kiện đến nội tâm của nhân vật chính. Ngòi bút tả cảnh, tả người, tả tình rất điêu luyện của Nguyễn Du đã làm cho nhân vật sống động hơn, sâu sắc hơn

    • Ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” là ngôn ngữ dự báo về tính cách, số phận nhân vật.

    • Bút pháp cá thể hóa nhân vật của Thanh Tâm Tài Nhân không rõ nét bằng Nguyễn Du.

Câu 2: Kể tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều.

Gợi ý:

  • Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2. Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim - Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

Câu 3: Trình bày các giá trị cơ bản về tư tưởng của Truyện Kiều.

Gợi ý:

  • ​Các giá trị cơ bản về tư tưởng của Truyện Kiều:
    • Là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí
    • Là tiếng khóc cho số phận con người
    • Là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối
    • Là tiếng nói "hiểu đời"

Câu 4: Phân tích các đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều.

Gợi ý:

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động
  • Mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát
  • Tiếng Việt trong Truyện Kiều là một ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm.

Câu 5: Tìm và học thuộc lòng một số câu thơ tiêu biểu cho tư tưởng nhân đạo và nghệ thuật ngôn từ của Truyện Kiều.

Gợi ý:

  • Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

  • Thiện căn ở tại lòng ta

    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

4. Một số bài văn mẫu về bài Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân). Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành bài viết về tác gia Nguyễn Du, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON