Hướng dẫn soạn bài và luyện tập bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật giúp các em học sinh hiểu thêm về một số văn bản nghệ thuật và ltrả lời các câu hỏi trong phần luyện tập được tốt hơn trước khi đến lớp
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khái niệm:
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẫm mĩ
- Đặc trưng
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa
2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Bài tập 1
Các biện pháp tu từ tạo tính hình tượng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng,... đặt biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ
Bài tập 2
- Tính hình tượng được xem lkaf tiêu biểu nhất trong phong cách đặc trưng vì:
- Là phương tiện và là mục đích sáng tạo nghệ thuật
- Trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm
- Cách lựa chọn từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật
Bài tập 3
a. Canh cánh
b. Rắc, giết
Bài tập 4
- Giống nhau: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng trong tác phẩm văn chương. Không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.
- Khác nhau:
- Về hình tương:
- Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng
- Trong thơ Lưu Trọng Lư, mùa thu có âm thanh xào xạc, lá vàng lúc chuyển mùa
- Trong thơ Nguyễn ĐÌnh Thi, mùa thu tràn đầy sức sống mới
- Về cảm xúc
- Nguyễn Khuyến yêu cảnh trong sáng, tĩnh
- Lưu Trọng Lư bâng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng
- Nguyễn Đình Thi cảm nhận được sự hồi sinh của dân tộc trong mùa thu
- Về từ ngữ
- Nguyễn Khuyến chú ý đến các từ ngữ chỉ mức độ về khoảng cách, màu sắc, trạng thái hành động
- Lưu Trọng Lư chú ý dùng âm thanh biểu hiện cảm xúc
- Nguyễn Đình Thi miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc
- Về nhịp điệu
- Thơ Nguyễn Khuyến nhịp điệu nhẹ nhàng
- Thơ Lưu Trọng Lư nhịp điệu chậm, buồn, đầy boăn khoăn, trăn trở
- Thơ Nguyễn Đình Thi nhịp điệu vui say, náo nức.
- Về hình tương:
Ngoài ra, để chuẩn bị cho bài học được tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Hỏi đáp về bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.