YOMEDIA
NONE

Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt - Ngữ văn 10

Để nắm được một số kiến thức trọng tâm cũng như các kiến thức cơ bản, cần thiết của bài học trước khi đến lớp, Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Khái quát lịch sử tiếng Việt. Hi vọng, bài soạn sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trong SGK, đem đến những kiến thức thú vị.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng.
  • Nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ. 

2. Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt chương trình chuẩn

Câu 1: Hãy tìm ví dụ để minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài

  • Ví dụ:
    • Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:
      • Không phận → vùng trời
      • Chi lưu → sông nhánh
      • Ái quốc → yêu nước
      • Thiết giáp → bọc thép
    • Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo vị trí, thay đổi yếu tố:
      • Thích phóng → phóng thích
      • Chính đại quang minh → quang minh chính đại
      • Chính thị → đích thị
      • Dương dương tự đắc → tự đắc
      • Đại trượng phu → trượng phu

Câu 2: Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

  • Cảm nhận về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt:
    • Là thứ chữ ghi âm, nên không phụ thuộc vào nghĩa
    • Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu, thuận tiện dễ viết, dễ đọc.

→ Những ưu điểm trên rõ ràng có tác dụng giúp cho việc phổ cập tiếng Việt được nhanh chóng, giúp cho quá trình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không gặp khó khăn và do đó, nó có khả năng thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển.

Câu 3: Hãy tìm thêm ví dụ để minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài.

  • Ví dụ:
    • Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: sin, cô - sin, tang, cô - tang, véc - tơ, am - pe, vôn...
    • Vay mượn thuật ngữ qua tiếng Trung Quốc (âm Hán Việt): ngôn ngữ văn học,  chính trị, chủ ngữ, vị ngữ, trung trực, phân giác, bán kính, tâm điểm
    • Đặt thuật ngữ thuần Việt: góc nhọn, góc tù, góc bẹt, đường chéo, đường tròn, đỉnh....

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Khái quát lịch sử tiếng Việt  để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt chương trình Nâng cao

Câu 1: Hãy tìm hiểu về cư dân vùng anh (chị) đang ở: những cư dân đó thuộc những dân tộc nào, hằng ngày dùng ngôn ngữ nào để giao tiếp với nhau. Từ đó, hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về vai trò của tiếng Việt trong đời sống xã hội hiện nay.

Gợi ý:

  • TP Hồ Chí Minh có đến 44 (trong tổng số 53) dân tộc thiểu số. Đông nhất là người Hoa (428.768 người, chiếm gần một nửa số người Hoa trong cả nước), sau đó là người Chăm (5.192 người), người Khơ–me (4.755 người), người Tày (1.602 người)….
  • Các dân tộc thiểu số khác ít hơn nhiều, chỉ vài trăm người, như người Mường (809), người Nùng (746), người Thái (454), người Gia Rai (330)…. hoặc vài chục người, như người Chơ Ro (14), Hơ Rê (13), Lào (13), Co (11)…. thậm chí chỉ vài người như người Lô Lô (3), Kháng, La Ha, Bố Y, Rơ Măm (mỗi dân tộc 2 người), Hà Nhì (1 người duy nhất).
  • Hằng ngày khi giao tiếp, các dân tộc này đều lấy tiếng Việt để giao tiếp.
  • Tiếng Việt đang giữu vai trò một ngôn ngữ có tính chất phổ thông.

Câu 2: Hãy trình bày về quan hệ họ hàng của tiếng Việt.

Gợi ý:

  • Tiếng Việt thuộc họ Nam Á. Đó là ý kiến phổ biến được trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu về nguồn gốc các ngôn ngữ ở Đông Dương và châu Á.
  • Đến ngày nay, vẫn còn nhiều dấu vết về mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường, và mối quan hệ họ hàng tương đối xa hơn, giữa tiếng Việt với nhóm tiếng Mon-Khmer ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên, ở trên đấy Campuchia, Miến Điện (Mianma)... Rõ nhất là những dấu vết trong lớp từ căn bản, tức là những từ thông thường đã có từ lâu đời. Ví dụ: Trong tiếng Việt, có từ tay thì từ tương đương trong tiếng Mường nghe như "thay"; tiếng Ba Na, tiếng Mơ Nông, nghe như "ti"; trong tiếng Môn, tiếng Khmer, nghe như "tai"...
  • Trong tiếng Việt, lại còn tìm thấy những chứng cứ về mối quan hệ giữa nó với nhóm tiếng khác, đặc biệt là với nhóm tiếng Thái. Nếu những từ như chim, rú (rừng rú), sông... được xác nhận là cùng gốc với những từ tương đương trong nhóm Mon-Khmer, thì những từ như gà, vịt, đồng, rẫy... lại được chứng minh là cùng gốc với những từ tương đương trong nhóm Thái.

4. Hỏi đáp về bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON