YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112 - Ngữ văn 10 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trong văn bản, khi muốn đưa dẫn chứng cụ thể về một tác phẩm hoặc lược bỏ bớt những thông tin không quan trọng, người ta sẽ sử dụng trích dẫn và phép tỉnh lược. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 112 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em nhận biết, phân loại và sử dụng trích dẫn, phép tỉnh lược để tự tin hơn trong quá trình viết văn của mình. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Trích dẫn trong văn bản

- Trích dẫn trong văn bản thường có hai loại:

+ Trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.

+ Trích dẫn trực tiếp là đua nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết và toàn bộ phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép.

- Khi tạo lập văn bản, cần tránh lạm dụng trích dẫn vì điều đó dẫn đến tình trạng ý kiến riêng của người viết bị lu mờ hoặc chỉ còn mang tính chất phụ hoạ.

- Để việc trích dẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, các phần trích dẫn cần được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, tên văn bản gốc, nơi công

bố, thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc.

1.2. Phần bị tỉnh lược trong văn bản

- Phần bị tinh lược là phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn.

- Phần bị tỉnh lược thường được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông và dấu ba chấm [..].

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112

Câu 1: Đọc đoạn văn viết về tác giả Hô-me-rơ, sử thi I-li-at cùng đoạn giới thiệu đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (tr.103-104) và cho biết:

a) Tại sao lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép?

b) Câu văn được đưa vào ngoặc kép trong đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có nội dung gì?

Trả lời:

a) Lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép vì đoạn trích dẫn này được tách ra thành một phần riêng độc lập với văn bản chính chứ không phải được trích dẫn trực tiếp với văn bản nên không cần ngăn cách bởi dấu ngoặc kép

b) Câu văn được đưa vào ngoặc kép trong đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có nội dung phản ánh sức ảnh hưởng của cảnh Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác trong sử thi đối với những sáng tác cùng thể loại sau này.

Câu 2: Đọc đoạn văn trong phần 2 đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, từ câu “Thế là Đăm Săn ra đi” đến “chày của tù trưởng giàu có này giã gạo trông cứ lấp la lấp lánh” và cho biết:

a) Phần cước chú ở chân trang bao gồm những nội dung gì, được trình bày bằng hình thức như thế nào? Cho biết chức năng, tác dụng của những thông tin đó.

b) Đoạn văn có bao nhiêu cước chú? Các cước chú đó thuộc những loại nào?

Trả lời:

a) Phần cước chú ở chân trang bao gồm những giải thích về những khái niệm được nhắc tới trong văn bản.

Chúng được trình bày theo hình thức tách riêng với văn bản chính, in dưới chân trang và không sử dụng dấu ngoặc kép khi trích dẫn cước chú.

Chức năng, tác dụng của những thông tin đó: cung cấp thông tin, giải thích về những khái niệm không phổ biến được nhắc tới trong văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn.

b) Đoạn văn có 2 cước chú, cả 2 cước chú đều thuộc loại cung cấp thông tin và được thể hiện dưới dạng con số trong ngoặc kép đặt phía trên sau đoạn văn bản mà nó muốn chú thích.

Câu 3: Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản.

Trả lời:

Một số cước chú, tỉnh lược trong các văn bản đã học:

a) Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới:

(*) Nhan đề do người biên soạn sách giáo khoa đặt

(1) Ngọc Hoàng: còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế, vua trên trời. Những danh xưng này được đặt ra và cố định hóa ở thời trung đại, trong quá trình thần trụ Trời được tôn giáo hóa.

b) Tê-dê:

Chàng đã có nhiều cuộc phiêu lưu và tham dự nhiều sự kiện quan trọng đến nỗi ở A-ten người ta có câu “Không có việc gì mà không có Tê-dê”

c) Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

[…] Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: 

Nêu tác dụng của các câu tỉnh lược dưới đây:

– Khốn nạn !

– Nào!

– Không !

– Ba đồng cầm đất, cầm nhả vay ngày tháng giêng, lãi mười bẩy phân đến tháng sáu này thì vừa hết hạn, tính thành ra năm đồng một hào sáu xu. (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

Các hình thức tỉnh lược nói trên được dùng ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên có hai tác dụng sau đây :

+ Làm cho sự đối đáp trong phong cách khẩu ngữ tự nhiên diễn ra nhanh chóng, tiện lợi.

+ Đó là một cách biểu lộ thái độ khinh trọng của người nói với người nghe.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 112

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF