Nhằm giúp các em soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt được tốt hơn, có được những kiến thức trọng tâm cần thiết trước khi đến với bài mới, Học 247 mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Hi vọng các em sẽ có được những kiến thức hay và thú vị.
1. Tóm tắt nội dung bài học
2. Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt chương trình chuẩn
Bài tập 1: SGK trang 68
- Các từ dùng đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.
Bài tập 2: SGK trang 68
- Từ "lớp": phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu
- Từ "hạng": phân biệt người theo phẩm chất tốt - xấu, mang nét nghĩa xấu
- Từ "phải" có ý bắt buộc, cưỡng ép, nặng nề, không phù hợp với sắc thái nghĩa "nhẹ nhàng, vinh hạnh", "tất yếu" như từ "sẽ"
Bài tập 3: SGK trang 68
- Đoạn văn có các câu nói về tình cảm của con người trong ca dao, nhưng vẫn có những lỗi sai. Các lỗi sai:
- Câu 1: chưa phân định rõ ràng từ ngữ và chủ ngữ
- Câu 1 và các câu còn lại không lôgíc về các ý
- Quan hệ thay thế của đại từ "họ" ở câu 2, câu 3 không rõ.
Bài tập 4: SGK trang 68
- Câu văn có tính hình tượng và tính biểu cảm là nhờ sử dụng cụm từ cảm thán "biết bao nhiêu", cụm từ miêu tả "oa oa cất tiếng khóc đầu tiên", hình ảnh ẩn dụ "quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị". Đó là một câu văn chuẩn mực và có giá trị nghệ thuật.
Bài tập 5: SGK trang 68
- Học sinh tự đọc lại bài viết số 4 của mình và tự sửa chữa.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học trước khi đến lớp.
3. Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt chương trình Nâng cao
Câu 1: Hãy phân tích sự hòa phối ngữ âm trong đoạn văn sau:
Không, không, sự sống mới đang chói lọi. Đầu óc chúng ta đã nóng rực, xôn xao, ầm ầm trăm ngàn tiếng nói, hình ảnh muốn bay ra ngoài. Chúng ta cứ mạnh bạo sáng tác. Những phút ngượng ngập sẽ qua đi rất chóng.
(Nguyễn Đinh Thi - Nhận đường)
Gợi ý:
- Sự luân phiên bằng – trắc;
- Các âm tiết ở cuối các cụm từ và cuối các câu: sự sống mới đang chói lọi; nóng rực, xôn xao, ầm ầm trăm ngàn tiếng nói;…
Câu 2: Hãy nói rõ sự giống và khác nhau về nhịp, tiết tấu và vần của hai đoạn trích sau đây:
- Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi tạm được tám quan hai
Xuống dưới chợ Mai
Mua một cái đó
- Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi tạm được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua một vác tre.
(Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn...)
Gợi ý:
- Giống nhau: nhịp, tiết tấu;
- Khác nhau: vần (hai – Mai, tiền – Diên); thanh ở hai tiếng cuối (đó / tre)
Câu 3: Chọn một số đoạn trong Bài viết số 7, tự đánh giá những đoạn văn ấy về chính tả và về hòa phối ngữ âm.
Gợi ý:
- Tự đánh giá về chính tả;
- Tự nhận xét về sự hoà phối âm thanh.
4. Hỏi đáp về bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.