YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh - Ngữ văn 10

Để giúp các em tự tin, nắm vững kiến thức và có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Học 247 mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Hi vọng với bài soạn Tóm tắt văn bản thuyết minh, các em sẽ có thêm một tiết học tích cực trên lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

Tóm tắt văn bản thuyết minh

2. Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh chương trình chuẩn

Câu 1: Đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô (Ngữ văn 10, tập một) và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

Ngữ liệu SGK trang 71

  • Yêu cầu:

a. Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản

b. Tìm bố cục văn bản

c. Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư

  • Gợi ý:

a. Đối tượng thuyết minh: tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b. Bố cục của văn bản chia làm hai phần:

  • Phần 1: từ đầu đến "... M.Si.Ki (1867 -1902)": Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô
  • Phần 2: Phần còn lại: Thuyết minh về đặc điểm của thơ Hai-cư

c. Gợi ý viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư:

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất nhưng vẫn ngắt làm ba đoạn. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh để khơi gợi cảm xúc, suy tư. Thơ Hai-cư thấm đẫm tinh thần thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông. Cảm thức thẫm mĩ của Hai-cư rất cao và tinh tế. Hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật mà thường chỉ dùng những nét chấm phá, gợi chứ không tả, tạo nên nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ Hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Câu 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

  • Yêu cầu:

a. Xác định văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội thuyết minh vấn đề gì. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác?

b. Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên

  • Gợi ý:

a. Đối tượng thuyết minh: thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội: Đền Ngọc Sơn 

  • So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có điểm khác:
  • Các văn bản trước đều là thuyết minh văn học còn văn bản này thuyết minh về một thắng cảnh. Về nội dung, bên cạnh việc giới thiệu những nét cơ bản của đền Ngọc Sơn, còn có sự bày tỏ tình yêu, niềm tự hào về một di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.

b. Gợi ý tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp hình ngọn bút trỏ lên trời, thân tháp có ba chữ “tả thiên thanh” (viết lên trời xanh). Cạnh Tháp Bút là Đài Nghiên mang hình tượng cái đài để đỡ nghiên mực. Đài Nghiên hình trái đào bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch ngụ ý ao nghiên, ruộng chữ. Sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc dẫn sang Đảo Ngọc – nơi tọa lạc của ngôi đền.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tóm tắt văn bản thuyết minh để nắm vững hơn các nội dung trọng tâm bài học.

3. Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh chương trình Nâng cao

Câu 1: Đọc đoạn văn trong SGK/ Tr. 83-84 và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tìm và ghi lại những câu thể hiện rõ ý chính của bài.

b. Diễn đạt các ý chính thành văn bản tóm tắt.

c. Kiểm tra xem văn bản tóm tắt có phản ánh chính xác nội dung chủ yếu của nguyên bản không.

Gợi ý:

a. Những câu thể hiện rõ ý chính của bài:

  • Sự hiểu biết về vũ trụ mênh mông, huyền bí luôn luôn là khát vọng cháy bỏng của con người.
  • Trong suốt hơn năm chục vạn năm lịch sử của mình, loài người mới chỉ có hai lần may mắn được chứng kiến những thay đổi có tính cách mạng trong những quan niệm đó.
  • Lần thứ nhất do nhà thiên văn học Ba Lan kiệt xuất, CÔ-PÉC-NÍCH (1473-1543), mở đầu bằng một kết luận khoa học bắt bỏ quan niệm "Trái Đất là trung tâm của vũ trụ".
  • Anh-xtanh là người đột phá trong cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai, đúng vào lúc khoa học cổ điển tưởng chừng như sắp có thể hoàn chỉnh sự mô tả toàn bộ vũ trụ bằng giả thuyết chất ête (ether) tràn ngập không gian.

b. Diễn đạt các ý chính thành văn bản tóm tắt: các em có thể diễn đạt theo cách hiểu của bản thân dựa trên đáp án của câu a.

c. Kiểm tra xem văn bản tóm tắt có phản ánh chính xác nội dung chủ yếu của nguyên bản không.

Câu 2: Tóm tắt phần Tiểu dẫn của bài Phú sông Bạch Đằng.

Gợi ý:

  • Trương Hán Siêu (? - 1354), quê ở tỉnh Ninh Bình.
  • Từng là môn khách của Trần Quốc Tuấn, tham gia kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, làm quan dưới bốn đời vua Trần.
  • Là người tài đức nên được các vua Trần kính trọng, sau khi qua được được thờ ở Văn Miếu Hà Nội
  • Bài Phú sông Bạch Đằng được sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần bắt đầu suy thoái.
  • Bài phú được viết theo lối cổ phú (phú cổ thể) mang nội dung chứa chan lòng tự hào dân tộc, hoài cổ và có tư tưởng triết lí sâu sắc.

4. Hỏi đáp về bài Diễn đạt trong văn nghị luận

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF