Để hiểu hơn về tiếng Việt và nắm những yêu cầu cần thiết khi sử dụng tiếng Việt, Học 247 mời các em tham khảo bài giảng Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. Mong rằng các em sẽ học được nhiều điều hay và bổ ích từ bài giảng.
Tóm tắt bài
1.1. Sử dụng theo đúng chuẩn mực của tiếng Việt
a. Về ngữ âm và chữ viết
- Hãy phát hiện lỗi về chữ viết (do ảnh hưởng của phát âm không đúng chuẩn mực); chữa lại cho đúng:
- Giặc → giặt
- Dáo → ráo
- Lẽ → lẻ
- Đỗi → đổi
- Đọc lại đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:
Ngữ liệu: SGK trang 65
- Sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:
- Dưng mờ → Nhưng mà
- Bẩu → Bảo
- Giời → Trời
b. Về từ ngữ
- Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau: Ngữ liệu: SGK trang 65
- Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt. (chữa lại: chót).
- Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng, (chữa lại: truyền thụ hay truyền đạt).
- Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. (Chữa lại: Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần).
- Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt. (Chữa lại: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa đã pha chế).
- Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu sau: Ngữ liệu: SGK trang 66
- Trong 5 câu SGK đã nêu:
- Câu 2, 3 và 4 là những câu dùng từ đúng
- Câu 1 dùng yếu điểm là sai (phải dùng từ: điểm yếu).
- Câu 5 dùng linh động là sai (phải dùng sinh động).
- Trong 5 câu SGK đã nêu:
c. Về ngữ pháp
- Bài tập a: Ngữ liệu SGK trang 66
- Câu 1: nếu đã dùng “Qua” ở đầu câu thì không đúng “đã cho” ở giữa câu và ngược lại. Chữa lại theo hai cách sau
- Qua tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố", ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
- Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh của người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
- Câu 2: Chưa thành câu vì chỉ có thành phần chủ ngữ mà chưa có thành phần vị ngữ.
- Chữa lại như sau: Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với thế hệ trẻ.
- Câu 1: nếu đã dùng “Qua” ở đầu câu thì không đúng “đã cho” ở giữa câu và ngược lại. Chữa lại theo hai cách sau
- Bài tập b: Ngữ liệu SGK trang 66
- Các câu văn đúng: câu 2, 3, 4.
- Câu văn sai: câu 1.
- Bài tập c: Ngữ liệu SGK trang 66
- Có thể chữa lại đoạn văn để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ như sau: Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ là những thiếu nữ khuê các, sống êm ấm trong hạnh phúc gia đình với cha mẹ. Đều là những cô gái xinh đẹp, nhưng mỗi người có nét đẹp riêng: Vân đẹp đoan trang phúc hậu, Kiều đẹp sắc sảo mặn mà. Còn về tài thì Kiều hơn hẳn Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hạnh phúc như Vân
d. Về phong cách ngôn ngữ
- Bài tập a: SGK trang 66
- Chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:
- Biên bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (nhất là biên bản về một vụ tai nạn giao thông) phải đạt yêu cầu chính xác cao. Vì vậy không thể ghi từ “Hoàng hôn” ở đầu câu này (phải bỏ từ “hoàng hôn” trong câu văn ghi biên bản).
- Phong cách văn nghị luận là trang trọng, nên không thể dùng văn nói (khẩu ngữ) trong câu văn này (phải bỏ các từ “hết sức là” trong câu văn). Có thể chữa lại như sau:
- Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo sâu sắc và đáng quý.
- Chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:
- Bài tập b: SGK trang 67
- Bẩm cụ, bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá, một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn, con lại đến kêu cụ...
- Nam Cao sử dụng ngôn ngữ nói trong đoạn văn này rất đúng, rất nhuần nhị, thể hiện sinh động cách nói của nhân vật Chí Phèo khi y đến “sinh sự” với Bá Kiến để xin được đi ở tù. Ngôn ngữ nói đã bộc lộ rõ tính cách của nhân vật Chí Phèo trong cảnh này.
- Những từ ngữ và cách nói như trên không thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị, vì đây là ngôn ngữ nói thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, còn trong đơn từ là ngôn ngữ viết thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
1.2. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
- Bài tập 1:
- “Chết đứng còn hơn sống quỳ”. Câu tục ngữ đã sử dụng từ đứng và từ quỳ rất hay, vừa có tính hình tượng lại có giá trị biểu cảm cao. Chết đứng là chết hiên ngang, bất khuất, trong sạch, sống quỳ là sống quỵ lụy, khom lưng, uốn gối. Một chữ “đứng” mà nêu bật được cái chết cao đẹp, một chữ “quỳ” mà hiện lên một cách sống thấp hèn. Chính vì vậy mà “Chết đứng” còn hơn “sống quỳ”. Đây là cách nói cô đúc, nén chặt của tục ngữ, chỉ một từ mà gợi bao thông tin, hàm chứa bao ý nghĩa.
- Đó là cách sử dụng từ hay, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
- Bài tập 2: Hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh
- Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hòa khí hậu của chúng ta.
- Câu văn sử dụng thật tài tình các biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh, vừa nổi bật nhấn mạnh ý lại dễ hiểu và gây ấn tượng sâu sắc trong người đọc về vai trò đặc biệt quan trọng của cây cối trong việc bảo vệ môi trường sống của con người.
- Bài tập 3: Giá trị nghệ thuật của phép điệp, phép đối, của nhịp điệu câu văn đã tạo ra hiệu quả giao tiếp cao trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.
- Câu văn của Bác đã tạo được âm hưởng hào hùng, tác động mạnh vào tâm hồn người đọc, đi thẳng vào lòng người, như một sức mạnh thiêng liêng, động viên khích lệ mọi người cùng đứng dậy kháng chiến, bảo vệ nền độc lập tự do và thống nhất của Tổ quốc.
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề: Trong câu văn sau đây, những từ ngữ nào thừa, lặp ý không cần thiết? Hãy sửa lại cho đúng
Diện mạo của một nền văn học Việt Nam giàu tính truyền thống và hiện đại là một chân dung đang hình thành
Gợi ý làm bài
- Câu văn mắc lỗi dùng thừa từ, nên ý lặp: từ diện mạo và chân dung lặp ý, chỉ nên dùng một trong hai từ ngữ đó. Có hai cách sửa:
- Bỏ các từ diện mạo của
- Bỏ các từ là một chân dung
3. Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Để nắm những yêu cầu cần thiết khi sử dụng tiếng Việt, các em có thể tham khảo bài soạn Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247