Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Đồng thời cũng sẽ giúp các em có thêm những gợi ý cho phần luyện tập trong SGK. Mong rằng bài soạn Lập dàn ý bài văn tự sự sẽ mang đến cho các em những kiến thức bổ ích.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khái niệm lập dàn ý bài văn tự sự
- Dàn ý chung gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Muốn lâp dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết một cách hợp lí
2. Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự
a. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
Bài tập 1:
- Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu.
- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:
- Bắt đầu hình thành ý tưởng từ một sự việc có thật, một nguyên mẫu có thật: cuộc khởi nghĩa của anh Đề
- Đặt tên nhân vật cho có “không khí” của rừng núi Tây Nguyên: Tnú.
- Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu đến kết thúc
- Hư cấu các nhân vật: Dít, Mai, Cụ Mết, bé Heng
- Xây dựng tình huống đặc biệt, điển hình: mỗi nhân vật phải có một nỗi riêng bức bách dữ dội
- Xây dựng chi tiết điển hình: Đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống ngay trước mắt Tnú.
⇒ Để viết một bài văn cần:
- Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện (mở đầu và kết thúc).
- Suy nghĩ, tưởng tượng, hư cấu một số nhân vật, sự việc và mối quan hệ giữa chúng
- Xây dựng tình huống, các chi tiết đặc biệt tiêu biểu để câu chuyện phát triển tự nhiên, logic, hợp lí...
- Lập dàn ý cụ thể, chi tiết
b. Lập dàn ý
Bài tập 1:
- Đề (1)
- Mở bài:
- Chị Dậu hớt hải chạy về hướng làng mình trong đêm tối.
- Về đến nhà, trời đã khuya, chị thấy một người lạ đang nói chuyện với chồng mình.
- Vợ chồng chị Dậu gặp nhau mừng mừng tủi tủi
- Thân bài:
- Hỏi ra chị Dậu mới biết người khách lạ là cán bộ Việt Minh
- Anh ấy từng bước giảng giải cho vợ chồng chị nghe vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ thì phải làm gì, nhân dân các vùng xung quanh đã làm được gì. Anh thỉnh thoảng lại ghé thăm gia đình chị Dậu, mang tin mới về cách mạng, khuyến khích chị hoạt động.
- Chị Dậu đã vận động được nhiều bà con giác ngộ cách mạng
- Chị dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền
- Kết bài
- Chị Dậu đón cái Tý trở về.
- Chị Dậu và bà con làng xóm náo nức đón đợi ngày độc lập.
- Mở bài:
- Đề (2)
- Mở bài:
- Chị Dậu trốn chạy được về nhà.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm.
- Hai cán bộ cách mạng bí mật được cử về làng hoạt động.
- Thân bài:
- Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ gắt gao khiến không khí làng Đông Xá ngột ngạt, căng thẳng.
- Được 2 cán bộ tuyên truyền, giác ngộ, chị Dậu thấu hiểu về lợi ích của cách mạng.
- Chị đào hầm bí mật che chở cho họ.
- Chị đem những hiểu biết về cách mạng đã học được dần dần vận động bà con xung quanh.
- Một đêm, địch bất ngờ ập đến khám xét nhà chị nhưng chị đã che giấu cán bộ an toàn.
- Kết bài:
- Chị Dậu tin tưởng, hình dung ra không khí của ngày Tổng khởi nghĩa, tương lai độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
- Mở bài:
3. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh nhân vật
- Thân bài:
- Sự việc 1: quá khứ là một học sinh tốt
- Sự việc 2: Những sai lầm mà nhân vật mắc phải trong phút yếu mềm
- Sự việc 3: Sự ân hận, day dứt muốn sửa chữa
- Sự việc 4: Hành động sửa chữa và kết quả đạt được
- Kết bài: Suy nghĩ của nhân vật
Bài tập 2:
- Các em tự chọn câu chuyện mà các em trực tiếp chứng kiến, cảm thấy tâm đắc và gần gũi với bản thân để lập dàn ý.
- Lưu ý: phải đảm bảo những yêu cầu đã học về hình thức cũng như những yêu cầu về nội dung
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lập dàn ý bài văn tự sự để nắm vững kiến thức trước khi đến lớp!
4. Hỏi đáp về bài Lập dàn ý bài văn tự sự
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Lập dàn ý Truyện cổ tích không chỉ dạy cho ta biết yêu,...
Có ý kiến cho rằng : truyện cổ tích không chỉ dạy cho ta biết yêu,biết ghét mà còn dạy ta bao ước mơ.Bằng những hoểu biết về truyện cổ tích đã học,hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nhận định trên(Lập dàn bài và viết bài nha)