YOMEDIA
NONE

Soạn bài Củng cố, ở rộng Bài 5 - Ngữ Văn 10 Tập 1 Kết nối tri thức

Ngày nay, Việt Nam luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước không chỉ bởi cảnh đẹp hữu tình mà còn nhờ những hình thức văn hóa truyền thống độc đáo. Trải qua hàng thế kỉ những tích trò vẫn mang ý nghĩa sâu sắc trong tâm thức của biết bao thế hệ con người Việt Nam. Bài soạn Củng cố, mở rộng Bài 5 dưới đây sẽ giúp các em ôn lại những kiến thức trong nội dung Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian, với kiến thức về một số loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng, múa rối nước và nắm được các bước viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống. Mời các em cùng tham khảo!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại thể loại chèo

- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam.

- Mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

- Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.

- Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,...

1.2. Ôn lại thể loại tuồng

- Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam

- Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật tuồng.

- Có thể nói tuồng là sân khấu của những người anh hùng... Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera,...là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.

1.3. Ôn tập viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam

Yêu cầu khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam

- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về sân khấu dân gian Việt Nam.

- Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ; làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh hoạ cụ thể, sát hợp. 

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đánh giá riêng.

- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu.

- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.

2. Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 5 Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Nêu ngắn gọn những điều bạn đã biết về chèo, tuồng dân gian qua bài học này. Bạn muốn trang bị thêm những kiến thức gì để có thể khám phá thế giới độc đáo của sân khấu chèo, tuồng?

Trả lời:

* Những hiểu biết về chèo:

- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo là một loại hình kịch hát dân gian, phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được diễn ở sân đình trong thời gian có các lễ hội.

- Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

- Nghệ thuật chèo mang tính tổng hợp, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự phối hợp của các đạo cụ, nhạc khí dân tộc độc đáo. Đặc trưng của chèo là vẫn những câu chuyện đó, tích cũ đó nhưng lối hát, lối diễn của từng nghệ sĩ lại làm nên sự phong phú khác biệt riêng.

* Những hiểu biết về tuồng:

- Tuồng là cách gọi một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam, phát triển mạnh dưới triều Nguyễn, ở vùng Nam Trung Bộ. Tuồng có hai bộ phận tương đối khác biệt nhau là tuồng cung đình và tuồng dân gian.

- Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc.

- Nghệ thuật tuồng mang tính tổng hợp, phối hợp cả văn học, ca nhạc và vũ đạo. Tích tuồng dân gian giàu yếu tố hài, hướng tới châm biếm các thói hư tật xấu hay đả kích một số hạng người nhất định trong xã hội.

- Học sinh tự nêu những kiến thức muốn được trang bị thêm như: kiến thức về ngôn ngữ tuồng, ngôn ngữ trong múa rối nước hay cách sử dụng cao dao, tục ngữ trong các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian,…

Câu 2: Sau khi học bài học này, bạn có thái độ, tình cảm như thế nào dối với các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian như chèo, tuồng, múa rối nước?

Trả lời:

- Học sinh tự nêu thái độ, tình cảm của mình đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian đã học.

- Gợi ý: nên có thái độ trân trọng, gìn giữ những loại hình nghệ thuật mang ý nghĩa to lớn thể hiện giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc; cảm thấy thêm tự hào và yêu quý đất nước Việt Nam hơn, yêu quý giá trị của những loại hình nghệ thuật này hơn,…

Câu 3: Chọn một đề tài phù hợp được gợi ý trong phần Viết để hoàn thành bản báo cáo kết quả nghiên cứu mới (ngoài báo cáo đã viết)

Trả lời:

Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam. Tuồng được khởi xướng thời nhà Tiền Lê và có sự giao thoa, tiếp thu cách biểu diễn và hóa trang của hí kịch bên Trung Hoa. Tuy nhiên, lối hát tuồng du nhập vào nước ta khi nào thì hiện tại vẫn chưa xác định thời gian cụ thể. Sân khấu tuồng là một phần không thể thiếu trong việc tạo nên những vở kịch tuồng đặc sắc.

Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương. Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng... Tuồng cũng được biểu diễn ở sân đình, trong các lễ hội Kỳ Yên ở các đình làng, đôi khi cũng có tư nhân mướn đoàn hát tuồng về biểu diễn tại nhà thì thường có thêm cái trống lèo hoặc thẻ tre để khi có tới cao trào hoặc diễn viên có những câu hát hay thì đánh tưởng thưởng hoặc ném thẻ để tính tiền thưởng khi vãn tuồng.

Trên sân khấu Tuồng, tất cả bắt đầu từ người diễn viên. Cùng với người diễn viên, cảnh tượng mới dần hiện lên; địa điểm thời gian mới được xác định. Với một câu hát, một điệu múa, người nghệ sỹ dựng lên một trời tưởng tượng; lúc là biển cả mênh mông, khi là núi rừng bát ngát; vừa là triều đình, thoắt đã là bãi chiến trờng. Các nghệ nhân biểu diễn phải hóa trang hoặc mang mặc nạ thể hiện đặc trưng nhân vật như: trung, gian, nịnh, hề, tướng,... và phải nói lối (hình thức ca - nói), cách đi đứng, ra bộ phải chuẩn xác cho từng thể loại nhân vật. Thông qua sự biểu hiện của người nghệ sỹ, khán giả không chỉ nhận biết được những thay đổi về không gian, thời gian mà còn thấy những xung đột giằng xé trong nội tâm nhân vật.

Lối diễn xuất của diễn viên tuồng thường nặng tính ước lệ và trình thức, tức là loại sân khấu ước lệ, cách biểu diễn khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán giả dễ cảm nhận. Nghệ sĩ có động tác càng nhỏ càng nhanh và khi lên sân khấu càng cần tăng cường điệu thì khán giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng của nghệ sĩ cũng để biểu lộ cái "tâm" của nhân vật thiện, ác. Mỗi loại nhân vật của tuồng lại có một lối diễn khác nhau, chính diện thường ngay thẳng, cương trực, đi đứng đàng hoàng, còn phản diện thì gian xảo, láo liên, uốn éo.

Ngoài sự thể hiện của người nghệ sĩ trên sân khấu tuồng thì các điệu múa tuồng, lời ca, tiếng hát, nhạc đệm và các dụng cụ trên sân khấu cũng rất cần thiết. Ngôn ngữ ca ngâm thì phải dùng giọng thật to, thật cao và rõ. Điệu hát quan trọng nhất trong hát bội là "nói lối", tức là nói một lúc rồi hát, thường để mở đầu cho các khúc hát khác. Các tuyến nhân vật của tuồng chủ yếu là: kép, tướng, đào, đào võ, lão,... với mỗi loại nhân vật lại có cách hóa trang riêng. Màu sắc dùng để hóa trang trên mặt phổ biến là trắng, đỏ, xanh và màu đen. Mặt trắng (diện mạo đẹp đẽ, tính cách trầm tĩnh), mặt đỏ (người trí dũng, chững chạc), mặt rằn (diện mạo xấu xí, tính cách nóng nảy), mặt tròng xéo đen (tướng phản, hai bên thái dương có vết đỏ là người nóng nảy, nếu tròng xéo đen nền đỏ thắm hay xanh là người vũ dũng), mặt mốc (xu nịnh), mặt lưỡi cày (người đoản hậu, nhát gan)...

Trong tuồng có nhiều yếu tố nghệ thuật tham gia, trong đó âm nhạc giữ một vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc đệm cho hát, cho múa, cho các hiệu quả sân khấu như phong ba bão tố, chiến trận sa trường, đăng đàn bái tướng, âm nhạc trong sân khấu tuồng còn thể hiện tình cảm nhân vật trong các lớp diễn không lời và còn làm cầu nối của thế giới nội tâm nhân vật tới khán giả. Dàn nhạc tuồng gồm có bộ gõ (trống, thanh la, mõ...), bộ hơi (kèn, sáo, chủ yếu là kèn), bộ dây (nhị, cò, hồ, đại, tiểu...) và bộ gảy (tam, tứ, nguyệt...).

Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của Tuồng. Những vấn đề nghiên cứu từ kịch bản tuồng đến sân khấu biểu diễn tuồng vẫn chưa được phổ biến và nghiên cứu sâu. Theo sự phát triển của con người và xã hội thì những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian đang đứng trước nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Câu 4: 

Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.

- Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…

- Về tuồng, có thể tìm đọc: Mịch Quang, Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, NXB Quân đội nhân dân, hà Nội, 2017; Hoàng Châu ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…

Trả lời:

Học sinh tự tìm hiểu và đọc tài liệu nghiên cứu để có thêm kiến thức vầ các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Củng cố và mở rộng Bài 5. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em về cách xử án của tri huyện trong trích đoạn Huyện Đường.

Trả lời:

Huyện đường là đoạn trích trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến nổi tiếng. Văn bản nói về cuộc xử kiện của một vị quan đứng đầu một huyện. Ông ta đã đưa ra bản án phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lí trưởng, còn Sò là người rất giàu, có thể nhận thiền hối lộ từ người này nên ra quyết định để xem xét. Như vậy, quan huyện xử phạt theo bản năng của người vì tham lam tiền bạc, không công bằng. Thông qua câu chuyện ở huyện đường, tác giả muốn ngụ ý châm biếm, phê phán tầng lớp quan lại, nhưng đồng thời cũng phơi bày trước mắt bạn đọc một xã hội lừa lọc, thủ đoạn và thiếu tình người.

4. Hỏi đáp về bài Củng cố, mở rộng Bài 5 Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF