YOMEDIA
NONE

Các thao tác nghị luận - Ngữ văn 10


Học 247 mời các em tham khảo bài Các thao tác nghị luận để chuẩn bị cho bài học này được tốt hơn trước khi đến lớp. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức hay và thú vị.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm

  • Thao tác:
    • Thao tác là chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật nhất định.
  • Thao tác nghị luận:
    • Thao tác sử dụng trong văn nghị luận, khi viết bài văn nghị luận.
    • Đó là phương pháp tư duy trừu tượng.
    • Để triển khai một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc người nghe, cần sử dụng các thao tác nghị luận phù hợp

1.2. Một số thao tác nghị luận cụ thể

a. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

Câu a

  • Tổng hợp là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bà luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.
  • Phân tích là chia nhỏ vấn đề cần bàn luận ra thành hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố để có thể xem xét kỹ càng.
  • Quy nạp là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lý phổ biến.
  • Diễn dịch là từ những tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự việc, hiện tượng riêng

Câu b

  • Đoạn trích trong Tựa trích diễm thi tập, tác giả dùng thao tác phân tích, chia một nhận định chung thành những mặt riêng biệt để làm rõ các nguyên nhân làm cho thơ văn không được lưu truyền đầy đủ
  • Đoạn trích trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Từ câu 1 đến câu thứ 2, tác giả dùng thao tác phân tích để xem xét mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước. Từ hai câu đầu sang câu thứ 3, tác giả dùng thao tác diễn dịch, từ luận điểm "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" suy ra phải coi trọng hiền tài

Câu c

  • Tác giả dùng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung, làm cho kết luận ấy bao gồm sức thuyết phục của toàn bộ các luận điểm nhỏ
  • Tác giả dùng thao tác quy nạp, những dẫn chứng khác nhau đều phục vụ cho một kết luận: "Từ xưa ... đời nào không có" trở nên đáng tin cậy và thuyết phục

Câu d

  • Nhận định 1: Đúng với điều kiện tiền đề để diễn dịch phải chân thực và các suy luận khi diễn dịch phải chính xác.
  • Nhận định 2: Chưa chính xác, ví nếu quy nạp chưa đầy đủ các mặt riêng thì mối liên hệ giẵ tiền đề và kết luận chưa chắc chắn.
  • Nhận định 3: Đúng, bao giờ cũng phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích.

b. Thao tác so sánh

Câu a:  Tác giả dùng thao tác So sánh, mục đích là để nhấn mạnh sự giống nhau.

Câu b: 

  • Tác giả so sánh để nhấn mạnh sự khác nhau, sự hơn kém.
  • So sánh là thao tác nghị luận, đối chiếu giữa các sự vật dựa trên những căn cứ nhất định để tìm ra sự giống, khác, hơn, kém, ngang bằng để nhận xét, đánh giá một cách chính xác, rõ ráng, thuyết phục.
  • Các loại so sánh chính:
    • So sánh tương đồng: tìm ra sự giống nhau.
    • So sánh tương phản: tìm ra sự khác nhau.

Câu c: Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng không có so sánh thì khó có thể nhận ra bản chất sự vật, hiện tượng, vấn đề một cách rõ ràng vì không được xem xét, đối chiếu cùng các sự vật khác.

  • Câu 1: Đúng, vì: Nếu không có tối thiểu mối liên quan về một phương diện nào đó thì không có cơ sở để so sánh, nếu cứ so sánh thì rất vu vơ, mơ hồ.
  • Câu 2: Không chính xác, vì: đã hoàn toàn tương đồng hay tương phản thì không cần phải so sánh nữa.
  • Câu 3: Đúng, vì: đó chính là cơ sở khoa học làm căn cứ vững chắc cho sự so sánh.
  • Câu 4: Đúng, vì: đó chính là mục đích và yêu cầu làm nên giá trị của so sánh

2. Soạn bài Các thao tác nghị luận

Để nắm được những kiến thức về bài học, các em có thể tham khảo bài soạn Các thao tác nghị luận.

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF