YOMEDIA
NONE

Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh - Ngữ văn 10


Bài giảng dưới đây sẽ giúp các em nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh và biết cách xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. Mong rằng sau khi học xong bài này, các em có thể nắm được tất cả nội dung trọng tâm bài giảng, vững tin vào sự hiểu biết của mình về văn bản thuyết minh. Mời các em tham khảo bài giảng Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Kết cấu của văn bản thuyết minh

  • Khái niệm kết cấu văn bản: Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

Ngữ liệu SGK trang 166, 167

a) Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản.

  • Đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản:
    • Đối tượng:
      • Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
      • Bưởng Phúc Trạch
    • Mục đích:
      • Văn bản Hội thổi cơm thi Đồng Vân: Giới thiệu với người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến cũng như ý nghĩa của hội thi
      • Văn bản Bưởi Phúc Trạch: Giúp người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn và sự bổ dưỡng của Bưởi Phúc Trạch

b) Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của tưng văn bản.

  • Các ý chính: 
    • Văn bản Hội thổi cơm thi Đồng Vân
      • Thời gian, địa điểm
      • Diễn biến
      • Thi nấu cơm
      • Chấm thi
      • Ý nghĩa của lễ hội
    • Văn bản Bưởi Phúc Trạch
      • Hình dáng, màu sắc, hương vị
      • Sự hấp dẫn, bổ dưỡng
      • Danh tiếng

c) Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.

  • Cách sắp xếp và cơ sở của sự sắp xếp:
    • Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
    • Trình tự logic: giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến ý nghĩa
    • Trình tự thời gian: diễn biến lễ hội được sắp xếp theo thời gian: thủ tục bắt đầu thi, diễn biến cuộc thi, chấm thi...
  • Văn bản Bưởi Phúc Trạch
    • Trình tự không gian: từ ngoài vào trong
    • Trình tư logic: Các phương diện khác nhau của quả bưởi, quan hệ nhân quả...

d) Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh.

  • Các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh
    • Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển
    • Theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên bên dưới, bên trong bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát)
    • Theo trình tự logic: Trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện...)
    • Theo trình tự hỗn hợp: Trình bày các sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.

2. Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Để nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, các em có thể tham khảo bài soạn Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON