Bài giảng Lập dàn ý bài văn thuyết minh sẽ giúp các em vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh để lập được dàn ý cho bài văn thuyết minh. Bài giảng sẽ là một nền tảng cho các em trong quá trình viết một bài văn thuyết minh. Chúc các em có thêm một bài giảng hay.
Tóm tắt bài
1.1. Dàn ý bài văn thuyết minh
Câu 1: Hãy nhắc lại bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần.
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng, sự vật, sự viêc
- Thân bài: Nội dung chính của bài viết
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, hành động
Câu 2: Bố cục ba phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không? Vì sao?
- Bố cục ba phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh, vì: Bố cục 3 phần với kết cấu mở bài, thân bài kết bài là một hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh. Hơn nữa,văn bản thuyết minh còn là kết quả của thao tác làm văn. Cho nên, cũng có lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc và trình bày sự việc.
Câu 3: So với phần mở bài và phần kết bài của một bài văn tự sự thì phần mở bài và phần kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
- So với phần mở bài và phần kết bài của một bài văn tự sự thì phần mở bài và phần kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt:
- Mở bài
- Giống nhau: đều là giới thiệu về sự vật, sự việc, đối tượng chính
- Khác nhau:
- Bài văn tự sự: phần mở bài là thuật lại mở đầu câu chuyện hoặc giới thiệu, dẫn dắt vào câu chuyện.
- Bài văn thuyết minh: phần mở bài giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh, để người đọc biết được nội dung sẽ được nắm bắt trong phần thân bài (phần mở bài phải nêu ra được đề tài thuyết minh).
- Kết bài
- Giống nhau: Đều là phần cuối cùng của nội dung bài văn tự sự hay thuyết minh
- Khác nhau:
- Bài văn tự sự: kết bài thường là sự kết thúc của câu chuyện, nhận định về ý nghĩa của câu chuyện.
- Bài văn thuyết minh: nhấn mạnh về đối tượng đã thuyết minh, tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng vừa thuyết minh.
- Mở bài
Câu 4: Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài) kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của một bài văn thuyết minh không? Vì sao?
- Trình tự thời gian (từ xưa đến nay)
- Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong nhà ra ngoài, từ trên xuống dưới,…).
- Trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, từ dễ thấy đến khó thấy,…).
- Trình tự chứng minh – phản bác (hoặc phản bác – chứng minh).
Gợi ý:
- Trong phần thân bài, các ý của bài văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự: thời gian, không gian, lôgic, trình tự nhận thức,… hoặc là hỗn hợp của các quan hệ miễn sao phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh.
1.2. Lập dàn ý bài văn thuyết minh
a. Xác định đề tài
- Xác định đề tài: Thuyết minh về đối tượng nào
- Chú ý: cần xác định những vấn đề liên quan đến đối tượng cần phải được nắm bắt rõ ràng, chính xác và đầy đủ.
b. Lập dàn ý
- Khi lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần chú ý các bước như sau:
- Xây dựng dàn ý:
- Mở bài:
- Nêu đề tài thuyết minh.
- Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.
- Thân bài:
- Tìm ý, chọn ý: Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối tượng đã giới thiệu (cung cấp những thông tin, tri thức gì)?
- Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh?
- Kết bài:
- Nhấn mạnh đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh.
- Mở bài:
- Xây dựng dàn ý:
2. Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Để vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh vững chắc hơn, các em có thể tham khảo bài soạn Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247