YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại


Nội dung Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại do HOC247 tổng hợp và biên soạn chi tiết nhằm giúp các em nắm vững những biến đổi trong xã hội Tây Âu và sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Bên cạnh đó, các em còn được cảm nhận những công việc sản xuất thời bấy giờ thông qua những hình ảnh minh họa sinh động trong bài học. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những biến đổi trong xã hội Tây Âu

- Quý tộc thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng, tích lũy được một số vốn ban đầu => sản xuất hàng hóa và thương mại phát triển.

- Nhiều cảng biển trở nên sầm uất; các xưởng sản xuất với quy mô lớn, công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời.

Hình 3.1. Cảng biển Li-xbon (Lisbon), Bồ Đào Nha tấp nập vào thế kỉ XVI (tranh khắc đồng, năm 1547)

- Xã hội Tây Âu phân hóa sâu sắc:

  • Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu và chi phối toàn bộ xã hội. 
  • Đại đa số thợ thủ công, người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.

3.2. Các đạo luật của vua Hen-ri VIII (Henry VII) (1509 - 1547) và Ét-uốc (Edward) (1547 - 1553) về người lạng thang và ăn xin năm 1530 và 1553 chỉ rõ: Những người khoẻ mạnh mà đi lang thang thì bị phạt đờn và bị tù. Nếu bị bắt lần thứ hai về tội lang thang thì lại bị đánh và bị cắt nửa tai. Nếu bị bắt lần thứ ba thì bị xử tử.

(Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La, Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 75)

1.2. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

- Từ thế kỉ XVI, những người lao động làm thuê bán sức lao động cho chủ xưởng thủ công ⇒ quan hệ chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản) 

- Chủ đất ở nông thôn chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa ⇒ tư sản nông nghiệp.

3.3. Công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp gồm công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập tung. Sự phân công lao động trong công trường thủ công đã đạt đến mức tỉ mỉ, ở đó mỗi người thợ chỉ làm một thao tác trong một dây chuyền mà thôi. Ví dụ trong xưởng làm kim, sợi dây thép phải qua tay 72, thậm chí 92 người thợ, mới có thể trở thành những cái kim.

(Nguyễn Gia Phu, Sđd, trang 77)

Hình 3.4. Sản xuất mũ trong một công xưởng của công trường thủ công tập trung (tranh khắc gỗ, thế kỉ XVI)

- Nông dân mất đất phải bán sức lao động cho đồn điền, trang trại ⇒ công nhân nông nghiệp.

- Thương nhân, chủ ngân hàng có thế lực lớn trong xã hội

- Đầu thế kỉ XVII, các công ty thương mại ra đời, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia.

⇒ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến châu Âu: hình thành giai cấp tư sản-vô sản.

Hình 3.5. Những công nhân nông nghiệp tách len khỏi da động vật (tranh vẽ, cuối thế kỉ XVI)

Bài tập minh họa

Câu 1: Xã hội Tây Âu phân hóa như thế nào?

Hướng dẫn giải

Xã hội Tây Âu phân hóa sâu sắc:

  • Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu và chi phối toàn bộ xã hội. 
  • Đại đa số thợ thủ công, người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.

Câu 2: Nêu những biến đổi lớn về kinh tế sau các cuộc phát kiến địa lí?

Hướng dẫn giải

- Thương nhân và quý tộc Tây Âu ngày càng giàu lên nhanh chóng, tích lũy được một số vốn ban đầu

- Nền sản xuất hàng hóa và thương mại ở Tây Âu ngày càng phát triển

- Nhiều cảng biển trở nên sầm uất; các xưởng sản xuất với quy mô lớn, công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời.

Luyện tập Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh xác định được những biến đổi chính trong xã hội và sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 17 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2 trang 18 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF