Mở đầu Chương trình Chân trời sáng tạo bộ môn Lịch sử và Địa lí 7, HOC247 giới thiệu đến các em nội dung bài đầu tiên Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu. Qua nội dung bài học này, giúp các em tìm hiểu kiến thức xoay quanh về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu, sự xuất hiện thành thị trung đại và sự ra đời của Thiên Chúa giáo. Chúc các em có kết quả học tập tốt.
Tóm tắt lý thuyết
Hình 1.1. "Người cầu, người đánh, người làm" (bản in khắc gỗ, Gia-cốp May-đen-bách (Jacob Meydenbach), Đức, thế kỉ XV)
1.1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
Hình 1.2. Lược đồ các vương quốc của người Giéc-man thế kỉ V-VI
- Từ đầu thế kỉ IV, đế chế La Mã cổ đại bị suy yếu.
- Người Giéc man xâm lược la Mã, chiếm đất đai, phế truất hoàng đế la Mã.
- Năm 476, chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ.
- Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, vương quốc Phơ-răng dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa.
- Xã hội phong kiến Tây Âu hình thành với hai giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Các tầng lớp trong xã hội: quý tộc quân sự, quý tộc tăng lữ, nô lệ.
- Đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu cơ bản hình thành.
1.2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu
Hình 1.3. Một lãnh địa phong kiến Tây Âu trung đại (tranh vẽ minh họa)
1. Lâu đài; 2. Cối xay gió; 3. Rừng; 4. Đồng cỏ, bãi chăn thả gia súc; 5. Nhà thờ; 6. Nhà ở của nông nô; 7. Nhà ở của nông nô làm nghề thủ công; 8. Đất canh tác nông nghiệp
- Lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính-kinh tế biệt lập, khép kín. Lãnh chúa có quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ.
- Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh.
- Vùng đất đai ngoài lâu đài là đất canh tác nông nghiệp và nhà nhà ở của nông nô.
- Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp. Trừ muối và sắt được mua ở bên ngoài.
- Lãnh chúa không phải lao động, họ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và nhiều thứ thuế.
Hình 1.4. Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa (hình ảnh trong ấn phẩm Lịch cầu nguyện của công tước Be-ri (Berry), (1413-1416)
- Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải trả tô rất nặng.
=> Quan hệ xã hội chính trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô.
1.3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
- Thế kỉ XI, sản xuất thủ công nghiệp phát triển, một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa.
- Họ tập trung nơi có đông người qua lại để bán hàng và lập xưởng sản xuất. Các thị trấn nhỏ xuất hiện, dần trở thành thành thị trung đại.
- Cư dân chủ yếu ở thành thị: thương nhân và thợ thủ công.
Hình 1.5. Cát-ca-nông (Carcassone) ở miền Nam nước Pháp (thế kỉ XII)
Cát-ca-nông là điển hình cho kiến trúc thành thị trung đại, được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay
Vai trò của thành thị trung đại:
- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
- Thành thị mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức cho mọi người. (nhiều trường đại học, trung tâm kinh tế-văn hóa được hình thành)
- Thúc đẩy sự sụp đổ chế độ phong kiến phong kiến phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền.
Hình 1.6. Sinh viên Đại học Bô-lô-nha, Ý (phù điêu, thế kỉ XIV)
1.4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
- Thời gian ra đời: Từ thế kỉ I TCN
- Địa điểm: Pa-le-xtin
- Ban đầu Thiên chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức.
- Đến thế kỉ IV, Thiên chúa giáo được hoàng đế La Mã công nhận và có một vị trí vững chắc trong xã hội.
- Đứng đầu Giáo hội Thiên chúa giáo là Giáo hoàng.
- Hầu hết người Tây Âu là giáo dân. Nhà thờ là trung tâm sinh hoạt văn hóa và là nơi diễn ra các nghi thức quan trọng trong cuộc sống của họ.
Hình 1.8. Nhà thờ Rêm - nơi Giáo hoàng làm lễ đăng quang cho các vị vua Pháp thời kì trung đại
Bài tập minh họa
Câu 1: Quan hệ xã hội chính trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là gì?
Hướng dẫn giải
Quan hệ xã hội chính trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô.
Câu 2: Thành thị trung đại có vai trò thế nào?
Hướng dẫn giải
Vai trò của thành thị trung đại:
- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
- Thành thị mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức cho mọi người. (nhiều trường đại học, trung tâm kinh tế-văn hóa được hình thành)
- Thúc đẩy sự sụp đổ chế độ phong kiến phong kiến phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền.
Luyện tập Bài 1 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:
- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.
- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 1 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. Địa chủ và nông dân.
- B. Tư sản và vô sản.
- C. Chủ nô và nô lệ.
- D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
-
- A. Nô lệ và nông dân.
- B. Nông dân bị mất ruộng đất.
- C. Tù binh chiến tranh.
- D. Phụ nữ và trẻ em.
-
- A. Thường xuyên trao đổi, buôn bán với bên ngoài lãnh địa.
- B. Nông nô được tự do sản xuất và buôn bán.
- C. Phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- D. Là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 1 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Câu hỏi mục 1 trang 8 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục 2 trang 9 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục 3 trang 11 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục 4 trang 13 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 13 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 13 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 13 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 1 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!