YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực


Nội dung bài học Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực mở đầu Chương 6 Châu Nam Cực, giúp các em tìm hiểu về vị trí địa lí, khám phá lịch sử và nghiên cứu về châu Nam Cực. HOC247 mời các em tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí

Hình 22.1. Bản đồ vị trí địa lí và một số trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực

- Châu Nam Cực gồm hai bộ phận: lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.

- Đại bộ phận lãnh thổ của châu Nam Cực nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.

- Diện tích: 14,1 triệu km2, lớn thứ tư trên thế giới

- Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, được phân thành hai bộ phận: phần phía đông và phần phía tây (lấy kinh tuyến 00 và 180 làm ranh giới).

  • Phần phía đông châu lục có diện tích rộng hơn phần phía tây.
  • Phần phía tây có một bộ phận kéo dài tạo thành bán đảo Nam Cực và một số đảo, quần đảo.

1.2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

a. Trạm A-mun-xen - X cốt (Amundsen - Scott) của Hoa Kỳ (thành lập năm 1956)

b. Trạm Đa-vít (Davis) của Ô-xtray-li-a (thành lập năm 1957)

c. Trạm Bê-lin-hao-den (Bellingshausen) của Liên Bang Nga (thành lập năm 1968)

Hình 22.2. Hình ảnh một số trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực

- Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất

- Lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.

- Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện. Nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Nhật Bản, Ác-hen-ti-na, ...

- Hiện nay, châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

Bài tập minh họa

Câu 1: Trong 6 châu lục, châu Nam Cực là châu lục đứng thứ mấy về diện tích?

Hướng dẫn giải

- Diện tích của châu Nam Cực là 14,1 triệu km2.

- Châu Nam Cực là châu lục đứng thứ 4 về diện tích trong sáu châu lục.

Câu 2: Loài vật nào là biểu tượng cho châu Nam Cực?

Hướng dẫn giải

- Loài vật được coi là biểu tượng của châu Nam Cực là chim Cánh Cụt. Chim Cánh Cụt là loài chim không biết bay, sống bày đàn và sống nhờ ăn nguồn tôm, cá, các sinh vật phù du dồi dào ở các biển bao quanh.

Luyện tập Bài 22 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.

- Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 22 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 22 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 22 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 174 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2 trang 174 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 175 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 175 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 175 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 22 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON