YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)


Nội dung Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009) khép lại chương trình Chương 4 Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức với những khám phá thú vị dưới thời Đinh - Tiền Lê. Ở bài học này, các em sẽ được tìm hiểu về tổ chức chính quyền, đời sống văn hóa, xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê; đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Tống năm 981. Để đi sâu vào tìm hiểu chi tiết, mời các em tham khảo nội dung ngay bên dưới!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh - Tiền Lê

a) Chính quyền thời Đinh

- Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

- Tổ chức chính quyền:

  • Ở Trung ương đứng đầu là hoàng đế có quyền lực cao nhất, giúp việc có Ban Văn, Ban Võ và cao tăng.
  • Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.

- Nhà vua phong vương cho các hoàng tử, cử tướng lĩnh thân cận nắm giữ chức vụ chủ chốt, cho đúc tiền đề lưu hành trong nước. Những người phạm tội nặng bị xử phạt rất nghiêm khắc.

- Nhà Đinh tổ chức quân đội gồm 10 đạo, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. Những việc làm của Đinh Tiên Hoàng là sự khẳng định ở mức độ cao hơn vị thế độc lập của Đại Cồ Việt.

b) Cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)

- Hoàn cảnh lịch sử:

  • Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám sát. Con Thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi, triều đình nhà Đinh rối loạn.
  • Nhân cơ hội đó, nhà Tống quyết định tiến đánh Đại Cồ Việt. 
  • Trước tình thế đó, triều thần nhà Đinh đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua.

- Diễn biến chính:

  • Đầu năm 981, Quân Tống do Hầu Nhân Bảo tổng chỉ huy tiến đánh Đại Cồ Việt theo hai đường thủy – bộ: quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn; quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.
  • Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Nhiều cuộc chiến ác liệt đã diễn ra ở: Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết… khiến quân giặc bị tổn thất nặng nề. 

Hình 1. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống năm 981

- Kết quả - ý nghĩa:

  • Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.
  • Nền độc lập của dân tộc được giữ vững.

c) Chính quyền thời Tiền Lê

- Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê, đổi niên hiệu là Thiên Phúc.

- Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành. Giúp vua bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và các đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

- Ở địa phương: cả nước được chia thành 10 đạo. Đến năm 1002, vua đổi đạo thành các lộ, phủ, châu rồi đến giáp. Đơn vị cơ sở là xã. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ.

- Quân đội được xây dựng gồm hai bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân đóng tại các địa phương

- Triều đình chú trọng xây dựng pháp luật

1.2. Đời sống xã hội và văn hóa Đinh - Tiền Lê

a) Tình hình xã hội

- Xã hội phân chia thành 2 bộ phận là: thống trị và bị thống trị.

  • Bộ phận thống trị: vua, quan.
  • Bộ phận bị trị: người dân lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân) và nô tì. Trong đó: nông dân là lực lượng xã hội đông đảo nhất; nô tì có địa vị thấp kém nhất nhưng số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ trong các gia đình quan lại, quý tộc, cung đình…

b) Đời sống văn hóa

- Giáo dục chưa phát triển.

- Tư tưởng, tôn giáo:

  • Nho giáo chưa có ảnh hưởng sâu rộng.
  • Phật giáo được truyền bá rộng rãi, các nhà sư thường là người có học, được triều đình trọng dụng và nhân dân quý trọng.

Hình 2. Cột kinh phật thời Đường nằm trong khuôn viên Di tích cấp quốc gia chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay)

- Các loại hình văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,... có sự phục hồi và phát triển.

Bài tập minh họa

Câu 1: Xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê được chia thành mấy bộ phận? Nêu hiểu biết của em về từng bộ phận đó.

Hướng dẫn giải

- Xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê phân chia thành 2 bộ phận là: thống trị và bị trị.

Bộ phận thống trị gồm: vua, quan.

Bộ phận bị thống trị chủ yếu gồm: người dân lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân) và nô tì.

Trong đó: nông dân là lực lượng xã hội đông đảo nhất; nô tì có địa vị thấp kém nhất nhưng số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ trong các gia đình quan lại, quý tộc, cung đình…

Câu 2: Đâu là nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

Hướng dẫn giải

Trong quá trình lãnh đạo kháng chiến, Lê Hoàn đã đề ra nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo. Ví dụ như: lợi dụng địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng để bố trị trận địa cọc ngầm, xây dựng trận địa quyết chiến với quân Tống…. Chiến thuật quân sự độc đáo của Lê Hoàn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Luyện tập Bài 10 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Nêu được những nét chính về tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê

- Mô tả sơ lược cuộc chiến đấu chống Tống của Lê Hoàn năm 981

- Nêu được đời sống xã hội, văn hóa thời Đinh - Tiền Lê

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 10 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 10 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1a trang 48 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1b trang 49 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1c trang 50 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 1 trang 50 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 50 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 50 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 50 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 50 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 32 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 33 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 33 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 34 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 35 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 35 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 35 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 35 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 10 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF