YOMEDIA
NONE

Lịch sử 9 Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ


Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và chủ tịch Hồ Chí Minh lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. Chướp lấy thời cơ ngàn năm có một nhân dân Hà Nội cùng với nhân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa dành lại chính quyền. Cách mạng tháng 8 thành công, mở ra 1 kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. Qúa trình dành độc lập diễn ra như thế nào? Mời các em học sinh cùng tìm hiểu Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố

1 Nguyên nhân

a. Khách quan

  • Thời cơ thuận lợi đã đến:Chiến tranh thế giới thứ hai đang ở thời điểm kết thúc: 5-1945 phát xít Đức bị tiêu diệt ; Nhật tuyên bố đầu hàng 8-1945 .

b. Chủ quan

  • Lực lượng cách mạng đã đủ mạnh để nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi: dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, cao trào kháng Nhật cứu nước đã phát triển mạnh mẽ, nhất là sau cuộc đảo chính Nhật –Pháp, khi thời cơ đến (14-8-1945), Đảng đã kịp thời phát động tổng khởi nghĩa tòan quốc.

2. Diễn biến

  • Từ ngày 13 đên 15-8,Hội Nghị tòan quốc của Đảng họp quyết định chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong tòan quốc, thành lập Ủy Ban khởi nghĩa tòan quốc và ra quân lệnh số 1…kêu gọi toàn dân nổi dậy.
  • 16, 17-8-1945.Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong tòan quốc và thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh, đồng thời thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Namdo Hồ Chí Minh làm chủ tịch
  • Chiều 16-8,một đội quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã từ Tân Trào tiên về Thái Nguyên mở đầu cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

1.2. Giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội

  • Từ sau đảo chính Nhật – Pháp,không khí cách mạng ngày càng sôi sục.
  • Ngày 15-8-1945, mệnh lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội, phong trào chuẩn bị khởi nghĩa rất khẩn trương với nhiều hình thức: diễn thuyết công khai, truyền đơn,biểu ngữ.
  • 19-8-1945, một cuộc biểu tình lớn ở Quảng Trường Nhà hát thành phố do Mặt trận Việt Minh tổ chức, kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền – Bài Tiến Quân ca vang lên.
  • Sau đó là cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở của địch,cuộc khởi nghĩa ở thủ đô Hà Nội đã thắng lợi.
  • Ý nghĩa: cổ vũ cả nước, làm kẻ thù hoang mang dao động.

1.3. Giành chính quyền trong cả nước

  • Tính đến 18-8 đã có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang,Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
  • Giành chính quyền ở Huế ngày 23-8-1945.
  • Ở Sài gòn ngày 25-8-1945.
  • Thắng lợi của khởi nghĩa ở Hà nội –Huế – Sài gòn đã cổ vũ cho các tỉnh, huyện vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền.Đến cuối tháng 8-1945, chính quyền cách mạng đã được thành lập trong cả nước. Bộ máy nhà nước đế quốc phong kiến tan rã, nhanh chóng đầu hàng cách mạng, vua Bảo Đại thoái vị ( 30-8) và nộp ấn kiếm cho chính quyền cách mạng.
  • 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời.
  • Như vậy là Cách mạng tháng Tám đã thành công trong toàn quốc tương đối nhanh chóng và ít đổ máu.

1.4. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945

1. Ý nghĩa

  • Đối với lịch sử dân tộc:đây là một biến cố vĩ đại, đã phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp-Nhật, và lật đổ chế độ quân chủ, nước ta trở thành một nước độc lập, nhân dân ta từ địa vị nô lệ lên địa vị làm chủ đất nước. Kỷ nguyên mới là kỷ nguyên độc lập và tự do.
  • Ý nghĩa quốc tế: đây là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một nước nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc, thực dân, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trên thế giới, nhất là ở Châu Á, Châu Phi.

2. Nguyên nhân thành công

  • Truyền thống dân tộc.
  • Sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ: kịp thời, sáng tạo
  • Sự thất bại của Nhật.

3. Bài học kinh nghiệm

  • Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, tập hợp mọi lực lượng trong mặt trân dân tộc thống nhất rộng rãi dựa trên cơ sở công nông liên minh.
  • Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, tập họp mũi nhọn cách mạng vào kẻ thù trước mắt.
  • Thấu suốt tư tưởng bạo lực cách mạng, kế hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp khởi nghĩa ở nông thôn với khởi nghĩa ở thành thị để giành chính quyền.
  • Tích cực chuẩn bị, chớp lấy thời cơ, dũng cảm phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau: 

  • Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố
  • Giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội
  • Giành chính quyền trong cả nước

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 95 SGK Lịch sử 9 Bài 23

Bài tập 1 trang 95 SGK Lịch sử 9

Bài tập 2 trang 95 SGK Lịch sử 9

Bài tập 1.1 trang 81 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.2 trang 81 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.3 trang 81 SBT Lịch sử 9

Bài tập 1.4 trang 81 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.5 trang 81 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.6 trang 82 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.7 trang 82 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.8 trang 82 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 2 trang 82 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 3 trang 83 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 4 trang 83 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 5 trang 84 SBT Lịch Sử 9

3. Hỏi đáp Bài 23 Lịch sử 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 9 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON