Bài tập Thảo luận trang 88 SGK Lịch sử 11 Bài 16
Nêu những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện.
Hướng dẫn giải chi tiết
- Những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện:
- Ở Mã Lai:
- Từ đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đã lan rộng trên khắp bán đảo Mã Lai.
- Lực lượng tham gia: giai cấp tư sản dân tộc, công nhân.
- Hình thức đấu tranh: đòi dùng tiếng Mã Lai trong nhà trường, đòi thực hiện tự do dân chủ trong kinh doanh, bãi công đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc,…
- Tháng 4-1930, Đảng Cộng sản Mã Lai thành lập. Trong những năm 1934-1936, các cuộc tổng bãi công của công nhân liên tiếp diễn ra, buộc chính quyền thực dân phải đi đến thỏa thuận tăng lương cho cho công nhân.
- Ở Miến Điện:
- Đầu thập kỉ 20, các nhà sư trẻ do Ốt-ta-ma đứng đầu đã khởi xướng phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa Anh. Phong trào lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Trong thập niên 30, phong trào phát triển lên bước cao hơn. Tiêu biểu:
- Phong trào Thakin của học sinh, sinh viên Miến Điện.
- Mục tiêu: đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị.
- Kết quả: năm 1937, Miến Điện được tách khỏi Ấn Độ, chấm dứt hơn nửa thế kỉ là một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.
- Ở Mã Lai:
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247
-
Chính sách nào sau đây được đánh giá là sự mềm dẻo về sách lược của Xiêm trong hoạt động ngoại giao?
bởi Nguyễn Hiền 15/01/2021
A. Vừa lợi dụng mâu thuẫn Anh – Pháp, vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm”, vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp
D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là
bởi Hoai Hoai 15/01/2021
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Xiêm
B. Đưa Xiêm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng
C. Cho thấy sự đúng đắn của con đường cải cách đối với các nước châu Á
D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi đổi như thế nào?
bởi Khanh Đơn 15/01/2021
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa đại nghị
D. Cộng hòa tổng thống
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm khác biệt cơ bản giữa Xiêm và các nước còn lại ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là
bởi Phung Meo 15/01/2021
A. Xiêm bị biến thành vùng phụ thuộc của Anh và Pháp
B. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối
C. Xiêm bị biến thành vùng phụ thuộc của Anh
D. Xiêm bị biến thành vùng ảnh hưởng của Pháp
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
bởi Lê Vinh 14/01/2021
A. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh.
B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng.
C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp.
D. Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập Thảo luận 2 trang 86 SGK Lịch sử 11 Bài 16
Bài tập Thảo luận trang 87 SGK Lịch sử 11 Bài 16
Bài tập Thảo luận trang 89 SGK Lịch sử 11 Bài 16
Bài tập 1 trang 89 SGK Lịch sử 11
Bài tập 2 trang 89 SGK Lịch sử 11
Bài tập 1.1 trang 80 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.2 trang 80 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.3 trang 80 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.4 trang 80 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.5 trang 80 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.6 trang 80 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.7 trang 80 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.8 trang 80 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.9 trang 80 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.10 trang 80 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 2 trang 82 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 3 trang 82 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 4 trang 83 SBT Lịch Sử 11