Bài tập 1 trang 98 SBT Lịch sử 10 Bài 21
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Lê đã
A. không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đoạ.
B. chăm lo củng cố và xây dựng đất nước.
C. rất coi trọng vấn đề bảo vệ an ninh đất nước.
D. quan tâm xây dựng và phát triển nến kinh tế toàn diện.
2. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện
A. Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi năm 1527.
B. Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua năm 1527.
C. thế lực phong kiến họ Mạc hợp quân chống lại vua Lê và giành được quyền lực vào năm 1527
D. năm 1527, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi và thành lập triều Mạc.
3. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra do
A. mâu thuẫn Lê – Trịnh. C. mâu thuẫn Trịnh – Nguyễn.
B. mâu thuẫn Lê – Mạc. D. mâu thuẫn Trịnh – Mạc.
4. Chiến tranh Nam – Bắc triều đưa đến kết quả
A. nhà Lê thất bại.
B. nhà Mạc bị lật đổ.
C. nhà Mạc giành và nắm chính quyền trong cả nước.
D. không phân chia thắng bại.
5. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong những năm
A. 1627- 1662. C. 1627- 1667
B. 1627- 1672. D. 1627- 1628
6. Kết cục của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là
A. không phân chia thắng bại.
B. hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước.
C. đất nước chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài
D. tất cả các ý trên đều đúng.
7. Thực chất, quyền lực ở Đàng Ngoài thuộc về
A. vua Lê. C. nhà Mạc.
B. chúa Trịnh. D. vua Lê – chúa Trịnh.
8. Đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài gần hai thế kỉ chứng tỏ
A. đất nước bước vào thời kì khủng hoảng.
B. chế độ phong kiến chuyên chế tập quyền bị phá vờ.
C. sự thoái hoá của giai cấp thống trị sau khi nạn ngoại xâm đã bị đánh bại và quốc gia thống nhất được củng cố.
D. báo hiệu cuộc khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam.
Hướng dẫn giải chi tiết
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Lê đã
- Trả lời: A
2. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện
- Trả lời: D
3. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra do
- Trả lời: B
4. Chiến tranh Nam – Bắc triều đưa đến kết quả
- Trả lời: B
5. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong những năm
- Trả lời: B
6. Kết cục của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là
- Trả lời: D
7. Thực chất, quyền lực ở Đàng Ngoài thuộc về
- Trả lời: B
8. Đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài gần hai thế kỉ chứng tỏ
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247
-
Từ thế kỉ XVI đến XVIII, tôn giáo nào từng bước suy thoái khi tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước?
bởi Van Dung 13/01/2021
A. Nho giáo
B. Đạo giáo
C. Phật giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một trong những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của người Việt được phát huy ở các thế kỉ XVI đến XVIII là
bởi Khánh An 13/01/2021
A. ăn trầu.
B. trò chơi dân gian.
C. tổ chức lễ hội.
D. thờ cúng tổ tiên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển của ngành khai mỏ ở Đảng Ngoài từ thế kỉ XVI đến XVIII?
bởi Nguyễn Bảo Trâm 13/01/2021
A. Một số thợ giỏi vừa lập phường sản xuất vừa buôn bán.
B. Lượng kim loại bán ra thị trường ngày càng lớn.
C. Một số người Hoa sang xin thầu khai thác một số mỏ.
D. Lượng kim loại phục vụ nhà nước ngày càng tăng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào thể hiện nét mới về tình hình ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?
bởi thuy tien 13/01/2021
A. Đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu
B. Đàng Trong đã hình thành các thương cảng lớn nhất đất nước
C. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài
D. Sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII là
bởi Lê Nhi 13/01/2021
A. Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn
B. Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến buôn bán
C. Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương
D. Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoà
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào sau đây phản ánh điểm hạn chế của nông nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?
bởi Trong Duy 12/01/2021
A. Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng.
B. Nhà nước không qua tâm đến sản xuất nông nghiệp như trước.
C. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.
D. Nạn vỡ đê xảy ra liên miên, nhân dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
Theo dõi (0) 1 Trả lời