YOMEDIA
NONE

Lịch sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử


Bài giảng Lịch sử 10 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử SGK Cánh Diều được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 với các hoạt động học tập và tổng kết kiến thức cần nhớ, giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Khái niệm lịch sử:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người

+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

+ Thứ ba, lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. 

=> Khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. 

Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. 

Nhận thức lịch sử là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, ý niệm, hình dung của con người về quá khứ.

1.2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học

a) Đối tượng nghiên cứu của Sử học

Đối tượng nghiên cứu của Sử học gồm toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa,…

                      

Trang bìa sách về lịch sử thế giới                                Trang bìa ách về lịch sử Việt Nam

b) Chức năng và nhiệm vụ của Sử học

- Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sông của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kêt từ quá khứ (chức năng xã hội).

- Nhiệm vụ của Sử học là cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.

c) Nguyên tắc cơ bản của Sử học

Nguyên tắc cơ bản của sử học là Khách quan, trung thực, tiến bộ

Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản: 

- Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học.

- Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức trong quá trình nghiên cứu, trình bày lịch sử.

- Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ, nhân văn. 

1.3. các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của Sử học

a) Các nguồn sử liệu

- Nguồn sử liệu sơ cấp:

+ Là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu, như hồ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,...

+ Nguồn sử liệu sơ cấp được coi là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng lại quá khứ.

- Nguồn sử liệu thứ cấp:

+ Là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.

+ Nguồn sử liệu thứ cấp thường được coi là tài liệu tham khảo (đã thông qua quan điểm tiếp cận, nhận thức của con người).

- Căn cứ vào dạng thức tôn tại, sử liệu được chia làm bốn loại hình cơ bản: Sử liệu lời nói — truyền khẩu là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khâu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại... được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.

- Sử liệu hiện vật là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gôm các di tích, công trình hoặc đô vật cụ thê.

- Sử liệu hình ảnh là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gôm tranh, ảnh, băng hình...

- Sử liệu thành văn là nguồn sử liệu bằng chữ viết, như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,

b) Một số phương pháp cơ bản của Sử học

Khi tìm hiệu, nghiên cứu hoặc trình bày lịch sử, nhà sử học có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, như phương pháp lịch sử và lô-gíc, phương pháp lịch đại và đông đại, phương pháp tiêp cận liên ngành,...

Một số phương pháp cơ bản của Sử học

Tuỳ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ, đôi tượng nghiên cứu hoặc trình bày thông tin lịch sử,... nhà sử học sẽ lựa chọn các phương pháp cụ thẻ. Tuy nhiên, phương pháp mô tả sử (phương pháp lịch sử) và phương pháp tìm ra đặc điểm khái quát chung (phương pháp lô-gíc) vẫn là các phương pháp chủ đạo.

Các sự kiện tiêu biểu của lịch sử Việt Nam trong thế kỉ XX

Bài tập minh họa

Câu 1: Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học. Cho biết câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” phản ánh nguyên tắc nào của Sử học. Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?

Hướng dẫn giải

- Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản: 

+ Định hướng việc nghiên cứu cho các nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,…

+ Giúp các nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.

+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ đến cùng lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.

- Câu chuyện Thôi Trữ giết vua: 

Qua câu chuyện Thôi Trữ giết vua đã phản ánh nguyên tắc phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ đến cùng lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn. Việc các quan viết Sử đã đúng viết đúng sự thật, dù bị chém đầu nhưng tất cả các đời đều làm đúng bổn phận và trách nhiệm của chính mình.

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988):” Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”.

Hướng dẫn giải

Qua lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ta có thể hiểu :

- Lịch sử chỉ diễn ra một lần duy nhất, dòng chảy thời gian ấy sẽ không lặp lại.

- Sử học cần phải dựa vào các nguồn tư liệu để khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác.

- Điều kiện tiên quyết để khôi phục lịch sử chính xác và cụ thể nhất đòi hỏi nhà sử học phải trung thực và có cái nhìn khách quan về lịch sử để tránh nhận thức phiến diện, một chiều và chủ quan theo ý kiến cá nhân. 

=> Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn thời điểm nào, thì sự trung thực  và khách quan của nhà sử học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

 Luyện tập Bài 1 Lịch sử 10 CD

Sau bài học này, giúp các em:

- Trình bày được khái niệm lịch sử và phân biệt được hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử. Giải thích được khái niệm Sử học.

- Trình bày được đói tượng nghiên cứu của Sử học. Nêu được chức năng, nhiệm vụ của sử học và ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.

- Phân biệt được các nguôn sử liệu: lời nói — truyền khẩu, thành văn, hiện vật...

- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học và bước đâu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Lịch sử 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Lịch sử 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 5 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2.1 trang 6 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2.2 trang 7 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2.3 trang 8 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3.1 trang 11 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3.2 trang 12 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 12 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 12 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 12 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 1 Lịch sử 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON