YOMEDIA
NONE

Hoạt động trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

1. Quan sát Hình 40.4a, mô tả khái quát các giai đoạn sinh sản hữu tính ở gà và thỏ.

Hình 40.4 a

2. Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật.

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết Hoạt động trang 167

Phương pháp giải:

1. Quan sát sát hình 40.4 các giai đoạn sinh sản ở gà và thỏ gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau: 

+ Hình thành giao tử

+ Thụ tinh

+ Phát triển phôi thành cơ thể mớ

2. 

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Sinh sản hữu tính có ở cả thực vật và động vật.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra có các đặc điểm giống nhau hay giống với mẹ.

3.

- Mang thai và sinh con có ở hầu hết các đại diện lớp thú, chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Đẻ trứng có ở bò sát, chim, cá, lưỡng cư. Có cả hình thức thụ tinh trong và thụ tinh ngoài ở các loài kể trên.

Lời giải chi tiết:

1. Sinh sản hữu tính ở gà và thỏ gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau: giai đoạn hình thành giao tử → giai đoạn thụ tinh → giai đoạn phát triển phôi thành cơ thể mới.

- Hình thành giao tử: Tế bào trứng (giao tử cái) được hình thành và phát triển trong cơ quan sinh dục cái, tinh trùng (giao tử đực) được hình thành trong cơ quan sinh dục đực.

- Thụ tinh: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử. Sự thụ tinh có thể diễn ra bên ngoài cơ thể con cái như ở cá, chép, ếch,… nhưng cũng có thể diễn ra bên trong cơ thể con cái như ở các loài thuộc lớp Chim, Thú (trong đó có con người).

- Phát triển phôi: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi. Phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ (đối với loài đẻ trứng) hoặc ở bên trong cơ thể mẹ (đối với loài đẻ con).

2.

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành con non.

- Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành con non.

- Cơ thể con chỉ nhận được vật chất di truyền từ cơ thể mẹ → Các cơ thể con giống nhau và giống cơ thể mẹ.

- Cơ thể con nhận được vật chất di truyền từ cơ thể mẹ và cơ thể bố → Các cơ thể con có đặc điểm giống bố mẹ và có đặc điểm khác bố mẹ.

- Các cơ thể con thích nghi với điều kiện sống ổn định, ít thay đổi.

- Các cơ thể con thích nghi tốt với đời sống thay đổi do có sự đa dạng về mặt di truyền.

3. Ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú (lớp Thú) là:

+ Có tỉ lệ đời con sống sót cao hơn do được phát triển bên trong tử cung cơ thể mẹ.

+ Con non được cung cấp dinh dưỡng qua dây rốn giúp thai nhi phát triển tốt.

+ Sau khi đẻ ra, con non được mẹ chăm sóc, cho uống sữa và dạy dỗ cách kiếm ăn, …

-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Hoạt động trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • Lê Viết Khánh

    A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.

    B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.

    C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

    D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON