YOMEDIA
NONE

Hoạt động mục III trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục III trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

1. Dùng bút tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam châm trên tấm nhựa, ta sẽ được các đường gọi là đường sức từ (Hình 19.3).

2. Đặt một kim nam châm nhỏ trên một đường sức và di chuyển kim nam châm theo đường sức từ.

- Có nhận xét gì về sự định hướng của kim nam châm khi di chuyển trên đường sức từ?

- Đánh dấu mũi tên tại mỗi vị trí đặt kim nam châm trên đường sức từ theo chiều từ cực Nam đến cực Bắc của kim.

Quy ước chiều đường sức từ là chiều từ cực Nam đến cực Bắc của kim nam châm đặt cân bằng trên đường sức từ đó.

- Vẽ một số đường sức từ của nam châm thẳng và đánh dấu chiều của đường sức từ.

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết Hoạt động mục III

Phương pháp giải:

- Quan sát hình ảnh 19.3 sử dụng bút tô dọc theo các đường mạt sắt

- Nam châm thẳng có sự định hướng cực S (N) của kim nam châm hướng về cực N (S)

Lời giải chi tiết:

1. Sử dụng bút tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam châm trên tấm nhựa để được các đường sức từ.

2. Kim nam châm được đặt trên đường sức từ luôn di chuyển dọc theo đường sức từ và có sự định hướng cực S (N) của kim nam châm hướng về cực N (S) của nam châm thẳng.

-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Hoạt động mục III trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON