Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 39 Sinh sản vô tính ở sinh vật sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Những “nhành cây” với màu sắc rực rỡ trong hình bên là các tập đoàn san hô gồm hàng nghìn cá thể dính liền với nhau, được tạo thành nhờ hình thức sinh sản vô tính. Vậy sinh sản vô tính là gì?
-
Câu hỏi mục I trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Quan sát Hình 39.1 kết hợp kiến thức đã biết, hãy nêu khái niệm sinh sản và lấy ví dụ.
-
Câu hỏi mục II.1 trang 159 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
1. Quan sát Hình 39.2, 39.3 và 39.4 kết hợp đọc thông tin trong mục II, đánh dấu X vào ô phù hợp theo mẫu Bảng 39.1.
Bảng 39.1
Con sinh ra có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái
Con sinh ra từ một phần cơ thể mẹ
Con có các đặc điểm giống hệt mẹ
Con có những đặc điểm khác mẹ
Sinh sản ở trùng roi
?
?
?
?
Sinh sản ở cây gừng
?
?
?
?
Sinh sản ở thủy tức
?
?
?
?
2. Dựa vào kết quả ở câu 1, em hãy nêu các đặc điểm của sinh sản vô tính.
-
Câu hỏi mục II.2 trang 159 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy kể tên một số loài cây khác có khả năng sinh sản bằng rễ, thân, lá mà em biết. Vì sao người ta gọi hình thức sinh sản từ rễ, thân, lá là sinh sản sinh dưỡng?
-
Hoạt động mục II.3 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Đọc thông tin ở mục 3 và hoàn thành bảng theo mẫu Bảng 39.2.
Bảng 39.2
Đặc điểm
Hình thức sinh sản
Giống
Khác
Nảy chồi
?
?
Phân mảnh
?
Trinh sản
?
-
Hoạt động mục II.4 trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Em hãy tìm hiểu trên sách, báo, internet hoặc từ người thân về những hạn chế của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.
-
Hoạt động mục II.4 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
1. Đọc thông tin ở mục 4 và hoàn thành bảng theo mẫu Bảng 39.3.
Bảng 39.3
Phương pháp nhân giống
Áp dụng với các cây
Ưu điểm
Giâm cành
?
?
Chiết cành
?
?
Ghép
?
?
Nuôi cấy tế bào, mô
?
?
2. Tại sao cành được sử dụng để giâm cần phải có đủ mắt, chồi?
3. Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống nào được sử dụng có hiệu quả nhất? Vì sao?
-
Giải bài 39.1 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Lựa chọn từ/cụm từ phù hợp trong phần gợi ý để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Sinh sản là một trong những …(1)… của cơ thể sống. Từ …(2)… cơ thể ban đầu, qua quá trình …(3)… sẽ tạo ra cho thế hệ sau những …(4)…, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có …(5)… hình thức sinh sản ở sinh vật là …(6)… và …(7)…
Gợi ý: đặc trưng cơ bản, đặc điểm, một, những, sinh sản, phân chia, cơ thể mới, hai, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, sinh sản sinh dưỡng.
-
Giải bài 39.2 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Em hãy kể tên một số loài thực vật sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên. Cho biết chúng sinh sản bằng bộ phận nào của cơ thể.
-
Giải bài 39.3 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,… người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?
A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.
C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.
D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.
-
Giải bài 39.4 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Các loài động vật trong bảng sau sinh sản vô tính bằng hình thức nào?
-
Giải bài 39.5 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
-
Giải bài 39.6 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hình 39 mô tả quy trình của phương pháp chiết cành. Quan sát hình và giải thích tại sao khi bó bầu đất vào vết khoanh vỏ, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt.
-
Giải bài 39.7 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Tại sao khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép?
-
Giải bài 39.8 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy kể tên các loài cây trồng ở địa phương em được trồng và nhân giống bằng các phương pháp nhân giống vô tính. Giải thích lí do lựa chọn cá phương pháp khác nhau cho từng nhóm cây.
-
Giải bài 39.9 trang 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Nghỉ hè, Lan được bố mẹ cho về quê chơi với ông bà. Ông rủ Lan ra vườn làm cỏ với ông để chuẩn bị trồng rau. Ông chỉ cho Lan một số loại cỏ cần phải nhổ bỏ, nếu không chúng sẽ cạnh tranh với cây rau về ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,... làm cho rau còi cọc, chậm lớn, thậm chí bị sâu bệnh. Ông dặn phải nhổ hết gốc, bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất thì cỏ mới không mọc lại được. Em hãy giải thích cho Lan hiểu tại sao ông lại hướng dẫn như vậy.