Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 5 Bài 11 Phản xạ âm sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 62 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Ở bên trong các rạp chiếu phim, nhà hát, … người ta thường thiết kế tường không bằng phẳng và sử dụng các lớp rèm bằng vải. Em có biết vì sao lại như vậy không?
-
Câu hỏi 1 trang 62 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Một người đứng gần vách núi, hét to một tiếng, sau đó người này có nghe thấy âm phản xạ không? Giải thích?
-
Thực hành trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Dụng cụ
Bàn phẳng, đồng hồ (loại nhỏ, có phát ra tiếng “tích tắc”); hai đoạn ống nhựa giống nhau (dài 1 m, có thể để lọt đồng hồ vào trong, một ống có nắp đậy để dễ dàng tháo, lắp); các tấm có kích thước bằng nhau: tấm gỗ phẳng, tấm gỗ có bề mặt gồ ghề, tấm xốp phẳng, …
Tiến hành
+ Đặt đồng hồ, các ống nhựa, tấm gỗ phẳng trên mặt bàn đúng theo các vị trí như hình 11.2. Đánh dấu vị trí tấm gỗ và các ống nhựa.
+ Đặt đồng hồ vào trong ống nhựa bên trái và đậy nắp ống.
+ Ghé tai vào một đầu ống nhựa bên phải, lắng nghe tiếng “tích tắc” của đồng hồ sau khi phản xạ ở mặt gỗ truyền đến tai.
+ Giữ nguyên vị trí đồng hồ và các ống nhựa. Lần lượt thay tấm gỗ gồ ghề, tấm xốp phẳng, … vào vị trí tấm gỗ phẳng.
Hãy cho biết trong các vật trên, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém.
-
Luyện tập 1 trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Có các vật sau: chăn bông, đệm mút, cửa kính phẳng, rèm treo tường, tường gạch phẳng, gạch lát nền nhà. Hãy sắp xếp từng vật đó vào một trong hai nhóm phản xạ âm tốt và phản xạ âm kém.
-
Vận dụng trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Sự phản xạ âm có thể gây ảnh hưởng cho người nghe, như khi đang ở trong nhà hát. Vì vậy trong một số trường hợp cần phải giảm âm phản xạ, em hãy gợi ý việc bố trí thêm một số đồ vật để giảm ảnh hưởng của âm phản xạ cho những người sống trong những căn hộ có thiết kế các tấm kính có kích thước lớn (ví dụ tại các căn hộ ở các khu chưng cư cao tầng).
-
Câu hỏi 2 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Tiếng sấm hay tiếng sét có phải là tiếng ồn gây ô nhiễm không? Vì sao?
-
Luyện tập 2 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giả sử trường học em ở cạnh đường giao thông có đồng người và xe qua lại. Hãy đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm hạn chế tác hại của tiếng ồn từ bên ngoài đối với các hoạt động học tập, vui chơi của các em tại trường.
-
Giải bài 11.1 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Các vật phản xạ âm tốt là
A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn.
B. các vật cứng, có bề mặt xù xì.
C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.
D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn.
-
Giải bài 11.2 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Các vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt) là
A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn.
B. các vật cứng, có bề mặt xù xì.
C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.
D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn.
-
Giải bài 11.3 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Để giảm ô nhiễm tiếng ồn, có thể dùng những cách nào sau đây?
(1) Ngăn chặn đường truyền âm.
(2) Dùng các vật hấp thụ âm.
(3) Dùng vật phản xạ âm để hướng âm theo các đường khác.
A. (1) và (2).
B. (2) và (3).
C. (1) và (3).
D. (1), (2) và (3).
-
Giải bài 11.4 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Cho các vật dụng sau: miếng xốp; đệm mút; mặt gương; mặt tấm kính; tấm kim loại như sắt, thép; áo len; cao su xốp; tường gạch; lá cây; vải dạ; vải nhung; gạch lỗ. Hãy sắp xếp chúng thành 2 nhóm: vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
-
Giải bài 11.5 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Để xác định vị trí của những con mồi, cá heo sử dụng siêu âm.
a) Ý nghĩa của các đường nét liền và các đường nét đứt trong hình 11.1 là gì?
b) Trong trường hợp này, âm phản xạ là do đâu?
-
Giải bài 11.6 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Tại sao nói chuyện ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ) ta có thể nghe thấy tiếng nói rất rõ?
-
Giải bài 11.7 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Khi em đứng trên một ngọn đồi hoặc giữa rừng cây rộng lớn và hét to tên của mình, sau một khoảng thời gian ngắn, em sẽ nghe được tiếng gọi tên mình lặp lại (dù nó ngắt quãng và nhỏ dần). Âm thanh vọng lại ấy được gọi là tiếng vang.
Tiếng vang trên núi là do sự phản xạ của sóng âm trên các vách đá. Để nghe rõ tiếng vang thì âm phát ra và âm nhận lại được phải cách nhau ít nhất 0,10 s.
Hãy tính gần đúng khoảng cách tối thiểu giữa nguồn âm (ví dụ tiếng hét của người) và vách đá để có thể nghe thấy được tiếng vang.
-
Giải bài 11.8 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Trên các đoạn đường cao tốc gần khu dân cư thường có các vách ngăn (hình 11.2). Đôi khi, người ta trồng cỏ trên các vách ngăn này. Hãy giải thích ý nghĩa của việc làm này.
-
Giải bài 11.9 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Hãy nêu ý nghĩa của biển báo ở hình 11.3.
-
Giải bài 11.10 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Một người bạn của em đang muốn ghi âm một bài hát, nhưng căn phòng khá rộng và có tiếng vang khiến lời bài hát nghe không được rõ. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn để giảm được tiếng vang trong phòng.