Bài 11 môn Khoa học tự nhiên 7 chương trình SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn là nội dung tóm tắt bài: Phản xạ âm, giúp các bạn học sinh nhanh chóng ghi nhớ nắm chắc kiến thức, từ đó vận dụng giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa cũng như trong sách bài tập.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự phản xạ âm
- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn.
Hình 11.1. Mô hình phản xạ âm
Ví dụ: Ta nghe âm phản xạ khi hét trong hang động, phòng lớn, giếng sâu....
1.2. Vật phản xạ
- Mọi vật đều phản xạ âm truyền đến nó
- Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng, bề mặt nhẵn, phẳng, bóng.
- Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề.
Ví dụ: Tấm gỗ phẳng phản xạ âm tốt hơn tấm gỗ có bề mặt gồ ghề.
1.3. Tác hại của tiếng ồn
- Tiếng ồn là những âm thanh to và kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
Ví dụ: Tiếng còi xe quá lớn và liên tục, tiếng máy móc kêu to khi hoạt động cả ngày,...
- Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
+ Treo biển “cấm bóp còi” tai khu vực bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão...
+ Xây tường ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Làm trần nhà, tường nhà dày, sử dụng vật liệu cách âm như xốp, nhung...
1. Vật cứng, phẳng, nhẫn phản xạ âm tốt; vật mềm, xốp, gồ ghề phản xạ âm kém. 2. Để chống ô nhiễm tiếng ồn, cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác,... |
Bài tập minh họa
Bài 1: Tại sao nói chuyện ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ) ta có thể nghe thấy tiếng nói rất rõ?
Hướng dẫn giải
Khi nói chuyện ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), âm phản xạ ở mặt nước đến tai ta gần như cùng lúc với âm trực tiếp nên ta nghe âm thanh rất rõ.
Bài 2: Cho các vật dụng sau: miếng xốp; đệm mút; mặt gương; mặt tấm kính; tấm kim loại như sắt, thép; áo len; cao su xốp; tường gạch; lá cây; vải dạ; vải nhung; gạch lỗ. Hãy sắp xếp chúng thành 2 nhóm: vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
Hướng dẫn giải
Vật phản xạ âm tốt |
Vật phản xạ âm kém |
Mặt gương |
Miếng xốp |
Mặt tấm kính |
Đệm mút |
Tấm kim loại như sắt, thép |
Áo len |
Tường gạch |
Cao su xốp |
Lá cây |
|
Vải dạ |
|
Vải nhung |
Bài 3: Một tàu chiến sử dụng sonar (máy phát và thu tín hiệu sóng âm dưới nước) để phát hiện sự xuất hiện của một tàu ngầm trong vùng biển lân cận. Giả sử tàu thu được tín hiệu sonar phản hồi có thời gian truyền khứ hồi (từ tàu chiến đến tàu ngầm và ngược lại) là 3,6 s. Khi đó, tàu ngầm ở cách tàu chiến bao xa? Biết tốc độ truyền sóng âm trong nước biển là 1 500 m/s.
Hướng dẫn giải
Khoảng cách giữa tàu chiến và tàu ngầm là
\(v = \frac{{{\rm{s}}{\rm{.t}}}}{{\rm{2}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{1500}}{\rm{.3,6}}}}{{\rm{2}}}{\rm{ = 2700m}}\)
Luyện tập Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 CD
Học xong bài học này, em có thể:
- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 5 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Các vật phản xạ âm tốt là
- A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn.
- B. các vật cứng, có bề mặt xù xì.
- C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.
- D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn.
-
- A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn.
- B. các vật cứng, có bề mặt xù xì.
- C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.
- D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn.
-
- A. (1) và (2).
- B. (2) và (3).
- C. (1) và (3).
- D. (1), (2) và (3).
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 5 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 62 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 1 trang 62 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Thực hành trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 2 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 11.1 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 11.2 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 11.3 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 11.4 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 11.5 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 11.6 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 11.7 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 11.8 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 11.9 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 11.10 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Hỏi đáp Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!