Để củng cố các kiến thức liên quan đến âm thanh như: sự truyền âm; biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm; phản xạ âm, HOC247 xin giới thiệu nội dung bài giảng của Bài tập (Chủ đề 5) chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Cánh diều được biên soạn tóm tắt lý thuyết và bài tập có hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng tham!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự truyền âm
Ôn tập nội dung kiến thức Bài 9: Sự truyền âm
- Sóng âm được phát ra bởi các vật đang dao động.
- Âm truyền được trong các môi trường:
+ Chất rắn
+ Chất lỏng
+ Chất khí.
1.2. Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Ôn tập nội dung kiến thức Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
- Biên độ và độ to của âm:
+ Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
+ Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn, âm càng to.
- Tần số và độ cao của âm:
+ Tần số là số dao động trong một giây.
+ Tần số của dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng).
+ Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm).
1.3. Phản xạ âm
Ôn tập nội dung kiến thức Bài 11: Phản xạ âm
- Sự phản xạ âm: Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn.
- Vật phản xạ:
+ Vật cứng, phẳng, nhẫn phản xạ âm tốt
+ Vật mềm, xốp, gồ ghề phản xạ âm kém
- Tác hại của tiếng ồn:
+ Tiếng ồn là những âm thanh to và kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
+ Chống ô nhiễm tiếng ồn:
- Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra
- Ngăn chặn đường truyền âm
- Làm cho âm truyền theo hướng khác,...
Bài tập minh họa
Bài 1: Ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy nguồn thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm, nó thường báo cho nhau bằng cách giậm chân xuống đất. Tại sao chúng làm như vậy?
Hướng dẫn giải
Ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy nguồn thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm, nó thường báo cho nhau bằng cách giậm chân xuống đất. Chúng làm như vậy vì thông tin truyền trong đất rõ và đi nhanh hơn so với khi tiếng kêu của nó truyền trong không khí.
Bài 2: Cho các từ/ cụm từ sau: tần số, truyền, lớn hơn, biên độ. Chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ … trong các câu sau:
a) Độ cao của âm có liên hệ với … dao động của âm.
b) Âm càng cao khi … càng lớn.
c) Siêu âm là các âm có tần số … 20 000 Hz.
d) Siêu âm … được trong không khí.
e) Các nốt của một gam nhạc (đồ, rê, mi, pha, …) có … khác nhau.
g) Các âm thanh to nhỏ khác nhau là do … dao động khác nhau.
Hướng dẫn giải
a) Độ cao của âm có liên hệ với tần số dao động của âm.
b) Âm càng cao khi tần số càng lớn.
c) Siêu âm là các âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz.
d) Siêu âm truyền được trong không khí.
e) Các nốt của một gam nhạc (đồ, rê, mi, pha, …) có tần số khác nhau.
g) Các âm thanh to nhỏ khác nhau là do biên độ dao động khác nhau.
Bài 3: Một người bạn của em đang muốn ghi âm một bài hát, nhưng căn phòng khá rộng và có tiếng vang khiến lời bài hát nghe không được rõ. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn để giảm được tiếng vang trong phòng.
Hướng dẫn giải
Để giảm được tiếng vang trong phòng bạn đó có thể:
- Treo rèm nhung, tranh ảnh, đồ trang trí trên tường.
- Đặt thêm cây xanh
- Bố trí thêm các đồ đạc để hấp thụ âm tốt hơn, như svậy sẽ giảm tiếng vang giúp nghe được âm thanh rõ hơn.
Luyện tập Bài tập (Chủ đề 5) Khoa học tự nhiên 7 CD
Học xong bài học này, em có thể:
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về âm thanh: sự truyền âm; biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm; phản xạ âm.
- Vận dụng được các kiến thức để giải một số bài tập.
3.1. Trắc nghiệm Bài tập (Chủ đề 5) Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 5) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Sóng âm là
- A. Chuyển động của các vật phát ra âm thanh.
- B. Các vật dao động phát ra âm thanh.
-
C.
Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường
- D. Sự chuyển động của âm thanh.
-
Câu 2:
Âm thanh không truyền được
- A. trong thủy ngân.
- B. trong khí hydrogen.
- C. trong chân không.
- D. trong thép.
-
- A. Khi kéo căng vật.
- B. Khi uốn cong vật.
- C. Khi nén vật.
- D. Khi làm vật dao động.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài tập (Chủ đề 5) Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 5) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 2 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài tập (Chủ đề 5) Khoa học tự nhiên 7 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!