Nội dung Bài tập (Chủ đề 1,2) chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về nguyên tử, nguyên tố hóa học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nguyên tử
Ôn tập nội dung kiến thức Bài 1: Nguyên tử
- Nguyên tử: là những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên chất.
- Cấu tạo nguyên tử:
+ Vỏ nguyên tử
+ Hạt nhân nguyên tử
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử: electron phân bố trên các lớp electron và chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử trên những quỹ đạo xác định.
- Khối lượng nguyên tử: bằng tổng khối lượng của proton và neutron có trong nguyên tử, được tính bằng đơn vị amu.
1.2. Nguyên tố hóa học
Ôn tập nội dung kiến thức Bài 2: Nguyên tố hóa học
- Nguyên tố hoá học: là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
- Tên nguyên tố hóa học: Mỗi nguyên tố hoá học đều có tên gọi riêng.
- Kí hiệu hóa học: được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.
1.3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Ôn tập nội dung kiến thức Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn
- Cấu tạo bảng tuần hoàn:
+ Ô nguyên tố
+ Chu kì
+ Nhóm
- Vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn
- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn:
+ Sử dụng bảng tuần hoàn để biết các thông tin của một nguyên tố hoá học
+ Sử dụng bảng tuần hoàn để biết vị trí của nguyên tố hoá học (ô, chu kì, nhóm)
Bài tập minh họa
Bài 1: Biết nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +12, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó.
Hướng dẫn giải
Vì điện tích hạt nhân là +12 nên số thứ tự của nguyên tố là 12 (ô số 12).
+ Có 3 lớp electron
=> Thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
+ Có 2 electron lớp ngoài cùng
=> Thuộc nhóm II trong bảng tuần hoàn.
Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học xác định được:
+ Tên nguyên tố: magnesium.
+ Kí hiệu hoá học: Mg.
+ Khối lượng nguyên tử: 24 amu
+ Tính chất hoá học cơ bản: kim loại.
Bài 2: Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.
a) Tính số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X.
b) Tính khối lượng nguyên tử X.
c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp.
Hướng dẫn giải
a) Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là p, n và e.
Nguyên tử trung hòa về điện nên e = p (1)
Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46 nên:
p + n + e = 46 (2)
Thay e = p vào (2) ta được 2p + n = 46 hay n = 46 – 2p (3)
Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 nên:
(p + e) – n = 14 (4)
Thay e = p; n = 46 – 2p vào (4) ta được:
2p – (46 – 2p) = 14 ⇒ p = 15
Vậy n = 46 – 2.15 = 16.
Số hạt proton, electron và neutron của X lần lượt là 15, 15, 16.
b) Khối lượng nguyên tử X là: 15 . 1 + 16 . 1 = 31 (amu)
c) Nguyên tử X có 15 electron được sắp xếp vào 3 lớp.
- Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.
- Lớp thứ hai có 8 electron.
- Lớp thứ ba (lớp ngoài cùng) có 5 electron.
Luyện tập Bài tập (Chủ đề 1,2) Khoa học tự nhiên 7 CD
Học xong bài học này, em có thể:
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về nguyên tử, nguyên tố hóa học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Vận dụng được các kiến thức để giải một số dạng bài tập.
3.1. Trắc nghiệm Bài tập (Chủ đề 1,2) Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 1,2) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. electron, proton và negatron.
- B. electron, proton và neutron.
- C. neutron và electron.
- D. proton và neutron.
-
-
A.
Trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.
-
B.
Trong nguyên tử, số hạt neutron và proton luôn bằng nhau.
-
C.
Trong nguyên tử, số hạt electron và neutron luôn bằng nhau.
-
D.
Trong nguyên tử, số hạt negatron và electron luôn bằng nhau.
-
A.
-
- A. 11 amu.
- B. 12 amu.
- C. 23 amu.
- D. 24 amu.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài tập (Chủ đề 1,2) Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 1,2) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 2 trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 3 trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 4 trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 5 trang 27 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 6 trang 27 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 7 trang 27 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 8 trang 27 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 9 trang 27 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài tập (Chủ đề 1,2) Khoa học tự nhiên 7 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!