Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy? Bài 7: Tốc độ của chuyển động chương trình SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn tóm tắt nội dung các ý chính trong bài, giúp các em học sinh đến nắm chắc nội dung cần học. Đây cũng sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô trong việc soạn KHTN bài 9 và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm tốc độ
- Tốc độ cho ta biết một vật chuyển động nhanh hay chậm.
- Tốc độ được tính bằng thương số giữa quãng đường vật đi và thời gian đi quãng đường đó.
\(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\)
Trong đó:
- \(\upsilon \) là tốc độ
- s là quãng đường đi được
- t là thời gian
1.2. Đơn vị đo tốc độ
- Nếu đơn vị đo quãng đường là mét, đơn vị đo thời gian là giây thì đơn vị đo tốc độ là mét/giây, kí hiệu: m/s.
- Ngoài m/s, đơn vị đo tốc độ của chuyển động thường dùng là kilômét/giờ, kí hiệu: km/h.
Ví dụ: Trong một giây xe đi được quãng đường là 10 mét, tốc độ của xe là 10 m/s.
- Có nhiều đơn vị đo khác nhau của tốc độ, tuỳ từng trường hợp mà chúng ta chọn đơn vị đo thích hợp.
Ví dụ: Khi đo tốc độ của con sên, dùng đơn vị cm/s sẽ thuận tiện hơn đơn vị m/s.
1.3. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường
- Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo được chiều dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
- Ở nhà trường có thể dùng các dụng cụ:
+ Đo chiều dài quãng đường: thước mét, thước dây,...
+ Đo thời gian: bằng đồng hồ bấm giây, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây: Có thể dùng đồng hồ bấm giây để đo khoảng thời gian vật đi trên quãng đường AB.
- Bấm đồng hồ đo khi vật ở A và bấm dừng đồng hồ đo khi vật ở B.
=> Biết khoảng thời gian vật đi từ A đến B.
- Đo quãng đường từ A đến B bằng dụng cụ đo chiều dài.
- Lấy chiều dài quãng đường AB chia cho khoảng thời gian đo bởi đồng hồ bấm giây.
- Kết quả thu được chính là tốc độ của vật.
Cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện: Để đo tốc độ của một xe đi từ vị trí A đến vị trí B, ta tiến hành:
- Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A và cổng quang điện 2 vị trí B. Khoảng cách giữa A và B được đọc ở thước đo gắn với giá đỡ.
- Thời gian xe đi từ A đến B được đọc ở đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Tốc độ của xe được tính bằng tỉ số khoảng cách giữa hai cổng quang điện và thời gian xe đi từ A đến B.
1.4. Cách đo tốc độ bằng thiết bị "bắng tốc độ"
- Để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ, người ta dùng thiết bị “bắn tốc độ” (súng “bắn tốc độ”).
- Thiết bị này đo tốc độ của xe đang chuyển động như sau:
+ Súng phát tia sáng tới xe, bộ phận xử lí tín hiệu của súng xác định thời gian từ lúc phát tia sáng tới lúc nhận lại tia phản xạ từ xe về súng. Lấy khoảng thời gian đó nhân với tốc độ ánh sáng rồi chia cho 2 để tính ra khoảng cách từ xe tới súng.
+ Súng tiếp tục phát tia sáng lần thứ hai, tia sáng tới xe và trở lại bộ phận thu giống như lần trước. Khoảng cách giữa xe và súng được tính tương tự như trên.
+ Hiệu khoảng cách từ xe tới súng giữa hai lần bắn chính là quãng đường xe đi giữa hai lần bắn.
+ Bộ phận xử lí của súng tính ra tốc độ của xe bằng cách chia quãng đường này cho khoảng thời gian giữa hai lần bắn (được lập trình săn trong súng).
1. Tốc độ cho ta biết một vật chuyển động nhanh hay chậm. Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h. \(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\) 2. Trong phòng thí nghiệm, để đo tốc độ có thể dùng đồng hồ bấm giây hoặc cổng quang điện kết hợp với đồng hồ đo thời gian hiện số. 3. Thiết bị “bắn tốc độ” thường được dùng để xác định tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ. |
Bài tập minh họa
Bài 1: Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của ba xe A, B và C.
Xe |
Quãng đường (km) |
Thời gian (ph) |
Xe A |
80 |
50 |
Xe B |
72 |
50 |
Xe C |
85 |
50 |
a) Xe nào chuyển động nhanh nhất?
b) Xe nào chuyển động chậm nhất?
Hướng dẫn giải:
Tốc độ của từng xe:
\(\begin{array}{l}
{\rm{Xe A: }}{v_{\rm{A}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{A}}}}}{{{{\rm{t}}_{\rm{A}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{80}}}}{{{\rm{50}}}}{\rm{ = 1,6km/ph}}\\
{\rm{Xe B: }}{v_{\rm{B}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{B}}}}}{{{{\rm{t}}_{\rm{B}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{72}}}}{{{\rm{50}}}}{\rm{ = 1,44km/ph}}\\
{\rm{Xe C: }}{v_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{C}}}}}{{{{\rm{t}}_{\rm{C}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{85}}}}{{{\rm{50}}}}{\rm{ = 1,7km/ph}}
\end{array}\)
a) Xe C chuyển động nhanh nhất vì đi với tốc độ lớn nhất so với 3 xe.
b) Xe B chuyển động chậm nhất vì đi với tốc độ nhỏ nhất so với 3 xe.
Bài 2: Một xe tải chạy trên đoạn đường đầu dài 45 km trong 45 phút, sau đó xe tiếp tục chạy thêm 18 km trong 20 phút. Tính tốc độ của xe tải trên mỗi đoạn đường.
Hướng dẫn giải:
Đổi 45 phút =\(\frac{3}{4}\) h; 20 phút = \(\frac{1}{3}\) h
Tốc độ của xe tải trên đoạn đường đầu dài 45 km:
\(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_1}}}{{{{\rm{t}}_1}}}{\rm{ = }}\frac{{45}}{{\frac{3}{4}}}{\rm{ = 60km/h}}\)
Tốc độ của xe tải trên đoạn đường tiếp theo dài 18 km:
\(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_2}}}{{{{\rm{t}}_2}}}{\rm{ = }}\frac{{18}}{{\frac{1}{3}}}{\rm{ = 54km/h}}\)
Luyện tập Bài 7 Khoa học tự nhiên 7 CD
Học xong bài học này, em có thể:
- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng: Tốc độ bằng quãng đường vật đi chia thời gian đi quãng đường đó
- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà tường; thiết bị "bắn tốc độ" trong kiểm tra tốc độ cảu các phương tiện giao thông
3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 4 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. km.h.
- B. m/s.
- C. m.s.
- D. s/m.
-
- A. 1 giờ 20 phút.
- B. 1 giờ 30 phút.
- C. 1 giờ 45 phút.
- D. 2 giờ.
-
- A. 4,8 km/h.
- B. 1,19 m/s.
- C. 4,8 m/phút.
- D. 1,4 m/s.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 7 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 4 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 47 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 1 trang 47 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 47 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 48 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 3 trang 48 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 2 trang 48 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 3 trang 48 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 4 trang 49 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng trang 49 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 7.1 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.2 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.3 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.4 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.5 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.6 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.7 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.8 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.9 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.10 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.11 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.12 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.13 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.14 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 7.15 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Hỏi đáp Bài 7 Khoa học tự nhiên 7 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!