YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật


Mời các em tham khảo nội dung bài giảng của Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo do ban biên tập HỌC247 biên soạn nhằm giúp các em tìm hiểu các kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

a. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của sự sống.

- Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, từ đó làm cho cơ thể lớn lên.

- Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

Hình 34.1. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương

b. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

1.2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- Sinh trưởng ở thực vật là sự tăng lên về kích thước (chiều dài, bể mặt, thể tích) của cơ thể thực vật.

- Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh. Ở cây Hai lá mầm, mô phân sinh gồm có mô phần sinh đỉnh và mô phần sinh bên.

Hình 34.3. Mô phân sinh

+ Mô phân sinh là nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.

+ Mô phân sinh đỉnh nằm vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân và rễ.

+ Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân, có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật: các giai đoạn từ khi hạt nảy mầm thành cây mầm đến cây non rồi đến cây trưởng thành và giai đoạn từ khi cây bắt đầu ra hoa, tạo quả và hình thành hạt.

Hình 34.3. Vòng đời của cây cam

1.3. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm các giai đoạn khác nhau ở mỗi loài.

- Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau gọi là vòng đời. Vòng đời của sinh vật khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi loài.

Ví dụ: Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn phối, giai đoạn nòng nọc, giai đoạn nòng nọc 2 chân, giai đoạn nòng nọc 4 chân, giai đoạn ếch con và giai đoạn ếch trưởng thành. Từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn ếch trưởng thành xảy ra nhiều sự biến đổi về hình thái.

Hình 34.5. Vòng đời của ếch

1. Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phần hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. 

Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

2. Sinh trưởng ở thực vật là sự tăng lên về kích thước (chiều dài, bể mặt, thể tích) của cơ thể thực vật. Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.

3. Trong quá trình sống, ở mỗi sinh vật đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau gọi là vòng đời. Vòng đời của sinh vật khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi loài.

Bài tập minh họa

Bà tập 1: Hãy liệt kê ba động vật phát triển không có sự biến đổi về hình thái, ba động vật có sự biến đổi ít về hình thái và ba động vật có biến đổi lớn về hình thái qua các giai đoạn phát triển.

Hướng dẫn giải:

- Ba động vật không có biến đổi về hình thái trong quá trình phát triển: gà, bò, rắn.

- Ba động vật ít có biến đổi về hình thái trong quá trình phát triển: ếch, cóc, châu chấu.

- Ba động vật có biến đổi lớn về hình thái trong quá trình phát triển: cánh cam, bướm, bọ rùa.

Bài tập 2: Hãy kể tên các giai đoạn phát triển của con người từ khi mới sinh ra đến lúc trưởng thành.

Hướng dẫn giải:

Các giai đoạn phát triển của con người từ khi mới sinh ra đến lúc trưởng thành bao gồm: giai đoạn sơ sinh, giai đoạn trẻ em, giai đoạn thiếu nhị, giai đoạn trưởng thành (có thể có câu trả lời diễn đạt theo cách khác).

Bài tập 3: Hãy xác định điểm khác nhau giữa các giai đoạn phát triển của người và bướm.

Hướng dẫn giải:

Qua các giai đoạn phát triển của con người không có sự biến đổi lớn về hình thái, qua các giai đoạn phát triển của bướm có sự biến đổi lớn về hình thái.

Luyện tập Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

- Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên.

- Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật dựa vào hình vẽ vòng đời của sinh vật đó.

3.1. Trắc nghiệm Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A.

      Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

    • B.

      Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.

    • C.

      Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.

    • D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.
    • A.

      quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.

    • B.

      những biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật, bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

    • C.

      quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật.

    • D.

      quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể, biểu hiện ở ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

    • A. mô phân sinh cành.
    • B. mô phân sinh bên.
    • C. mô phân sinh lóng.
    • D. mô phân sinh đỉnh.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 7 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.1 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.2 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.3 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.4 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.5 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.6 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.7 trang 84 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.8 trang 84 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.9 trang 84 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.10 trang 84 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.11 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.12 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.13 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.14 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.15 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.16 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF